TOP 7 MẸO DÂN GIAN CHỮA VẶN MÌNH Ở TRẺ SƠ SINH

Các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình thông thường chỉ là phản xạ sinh lý bình thường của cơ thể. Tuy nhiên mẹ cũng cần có biện pháp chăm sóc đúng cách để hạn chế tình trạng này, giúp con có giấc ngủ sâu và chất lượng. Cùng Adomir đi tìm hiểu 7 mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh đơn giản này, hiệu quả nhanh chóng, giúp bé ngủ ngon tự nhiên. Các mẹ cùng khám phá trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân gây vặn mình ở trẻ sơ sinh 

Cha mẹ cần lưu ý khi trẻ sơ sinh vặn mình thường xuyên thì rất có thể trẻ đang gặp phải do một số nguyên nhân sinh lý dưới đây:

  • Khi mới chào đời, trẻ chưa quen với môi trường và các tác động bên ngoài. Bởi do thời gian trong bụng mẹ trẻ luôn có cảm giác ấm áp và an toàn nên khi ra ngoài trẻ có thể thấy chơi vơi, biểu hiện múa vờn, vận động tay chân, vặn mình không kiểm soát hoặc trẻ sơ sinh hay gồng mình đỏ mặt. Mẹ có thể cảm nhận rõ nhất trong tháng đầu tiên.
  • Nơi ngủ không đủ lý tưởng, thoải mái, có thể gặp như quá nóng/ lạnh, ánh sáng mạnh, không gian chật hẹp,… 
  • Trẻ đang đói hoặc phản ứng khi rặn tiểu hay đại tiện và cần sự giúp đỡ từ cha mẹ 
  • Các tác nhân khác: tã ướt, quần áo chật, dùng chăn đắp quá dày,… 

nguyen-nhan-gay-van-minh-o-tre-so-sinh

Nguyên nhân vặn mình ở trẻ sơ sinh

Trẻ vặn mình thường xuyên và có các triệu chứng đi kèm trên da, tóc, móng,… Đây có thể là dấu hiệu bé đang có bệnh lý như: 

  • Hạ canxi huyết: dễ kích động, khó ngủ, bị giật mình, hay quấy khóc, nôn ói,… là các biểu hiện thường gặp khi trẻ sơ sinh bị hạ canxi huyết. 
  • Làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh thường dễ kích ứng và tổn thương. Cha mẹ hãy quan sát vì đây rất có thể là nguyên nhân khiến bé khó chịu và vặn mình 
  • Các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh như rối loạn dây thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương,… 

Trẻ vặn mình ngủ không sâu giấc kéo dài có nguy hiểm không? 

Không thể phụ nhận rằng con thường xuyên vặn mình, ngủ chập chờn đang trở thành nỗi lo ngại của rất nhiều bậc cha mẹ hiện nay. Mặc dù đây là hiện tượng sinh lý bình thường, tuy nhiên nếu kéo dài có thể gây ra các tác hại sau:  

Chậm phát triển thể chất 

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao, cân nặng và thể lực của trẻ.  

Trong quá trình ngủ, cơ thể (tuyến yên) sẽ tiết ra hormone tăng trưởng. Nếu ngủ ngon và sâu, lượng hormone được tiết ra cao gấp 4 – 5 lần bình thường. Điều này đồng nghĩa, bé bị giật mình, ngủ không liền giấc sẽ có cân nặng và chiều cao kém hơn các bé có được những giấc ngủ ngon và sâu.   

tre-so-sinh-van-minh-co-nguy-hiem-khong

Trẻ sơ sinh ngủ vặn mình kéo dài có nguy hiểm không

Ảnh hưởng tới trí tuệ, tinh thần 

Nếu bé bị giật mình trong lúc ngủ do tiếng ồn hay các nguyên nhân ngoại cảnh khác thì có thể ảnh hưởng đến não bộ của bé. Khi não bộ bị tổn thương thì có thể làm suy giảm nhận thức, đồng thời, dễ mắc chứng rối loạn cảm xúc, khiến bé dễ cáu kỉnh, khó chịu và dễ quấy khóc. 

Suy giảm miễn dịch 

Tình trạng ngủ chập chờn, vặn mình về đêm kéo dài có thể gây ức chế hô hấp, khiến bé khó thở và suy giảm hệ miễn dịch. Sức đề kháng yếu, bé dễ ốm vặt và mắc các bệnh nhiễm trùng, hô hấp, tim mạch, huyết áp 

Biểu hiện sinh lý và bệnh lý của trẻ sơ sinh vặn mình

bieu-hien-van-minh-o-tre-so-sinh

Biểu hiện của trẻ sơ sinh hay vặn mình

Bé vặn mình do sinh lý

– Bố mẹ có biết, khi chỗ ngủ của con quá sáng, không gian ngủ quá lạnh/nóng, chỗ ngủ không được thoải, xung quanh có nhiều tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

– Dạ dày của em bé sơ sinh thường rất nhỏ, khi bú chỉ được 1 ít sữa, do đó bé rất nhanh no và cũng mau đói. Nếu bố mẹ không cho con ăn uống khoa học, bé bú quá no hoặc đói bụng thì sẽ khiến bé sơ sinh vặn mình, ọc sữa sau mỗi lần bú.

– Khi đi vệ sinh, bé sơ sinh thường rặn và vặn mình để đẩy các chất thải ra ngoài.

– Mẹ quấn tã quá chặt cho bé, hoặc không để ý khiến tã bị ướt, và bé cảm thấy khó chịu nên vặn mình.

Bé vặn mình khi ngủ do bệnh lý

– Trào ngược dạ dày được xem là một trong những bệnh lý phổ biến khiến giật mình, vặn mình khi ngủ.

– Một số em bé mắc bệnh vàng da, bệnh về gan gây sản sinh bilirubin khiến não bộ bị tổn thương. Từ đó gây nên hiện tượng co giật.

– Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị hạ canxi máu, khi đó bé thường có biểu hiện ngủ không ngon giấc, dễ kích động, vặn mình, rướn người khi ngủ.

– Một số bé sơ sinh vặn mình khi ngủ kèm theo những biểu hiện như đổ mồ hôi trộm, ọc sữa, quấy khóc thì có thể do thiếu vitamin D, canxi.

– Rối loạn giấc ngủ thường liên quan đến bệnh lý mà chủ yếu là còi xương. Nguyên nhân là do bé thiếu canxi hoặc thiếu một số vi chất dinh dưỡng như kẽm, magie.

Ngoài một số bệnh lý trên đây thì những bệnh thường gặp ở bé sơ sinh như rối loạn thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh cũng là nguyên nhân khiến bé khi ngủ hay vặn mình, giật mình.

7 Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Để hạn chế sử dụng thuốc hay các biện pháp can thiệp Y tế đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy tham khảo và áp dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh được đánh giá cao về sự an toàn và hiệu quả. 

Quần áo thoáng mát, dễ chịu 

quan-ao-thoang-mat-de-chiu

Quần áo thoáng mát dễ chịu

Các tác nhân bên ngoài là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ thường xuyên vặn mình, rướn mình. Do vậy, để bé có một giấc ngủ sâu, chất lượng, cha mẹ cần: 

  • Chọn quần áo có kích thước và chất liệu phù hợp với cơ thể và làn da nhạy cảm của trẻ 
  • Ưu tiên các chất liệu thấm hút tốt 
  • Luôn giữ cho quần áo, chăn ga gối sạch sẽ 
  • Nhiệt độ và ánh sáng không gian ngủ thích hợp, tránh trường hợp quá nóng hoặc lạnh 

 Dùng lá trầu không chữa vặn mình ở trẻ 

Sử dụng lá trầu không là một mẹo đã được nhiều bà mẹ áp dụng và kiểm chứng hiệu quả về chữa vặn mình ở trẻ. Các bước như sau: 

  • Chọn lá trầu: lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) 
  • Rửa lá với nước muối loãng sau đó để ráo nước 
  • Đem hơ trên bếp để giữ ấm 
  • Đắp trực tiếp lên da bé, giúp giữ ấm cơ thể và tăng khả năng kháng viêm 
  • Thời điểm thực hiện: Thích hợp vào buổi sáng sớm hoặc khi bé ngủ 

Lưu ý: Kiểm tra lá trầu trước khi đắp lên da bé, tránh trường hợp quá nóng khiến bé bị phỏng hoặc đỏ rát. 

Mẹo dùng dây thừng giúp trẻ hết vặn mình 

Đây cũng là một trong các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh. Mẹ chuẩn bị một đoạn dây thừng để dưới gần giường của trẻ và nên để đúng vào bị trí bé ngủ. Bằng cách này tình trạng vặn mình của trẻ sẽ tự nhiên biến mất. 

Cho tới thời điểm hiện tại, mẹo dân gian này chỉ đơn thuần là phương pháp truyền tai và không có bất cứ một giải thích khoa học nào. Do đó, thực hư hiệu quả của phương pháp có tốt thật không vẫn là một bí ẩn. 

Chữa vặn mình bằng chanh và lòng đỏ chứng gà 

chua-van-minh-bang-long-do-trung-va-chanh

Chữa vặn mình bằng chanh và lòng đỏ chứng gà

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 1 thìa nước cốt chanh và 1 lòng trắng trứng gà, đánh đều với nhau. 
  • Thoa hỗn hợp này lên toàn bộ cơ thể của trẻ và để khoảng trong vòng 10 phút thì tắm lại cho trẻ.
  • Thực hiện liên tục trong khoảng 3 ngày sẽ thấy trẻ có thể ngủ ngon lại mà không vặn mình hay rướn người. 

Lưu ý: Phương pháp này chỉ mang tính giới thiệu với các mẹ. Chanh có hàm lượng axit cao kèm theo trứng có mùi tanh, dễ gây mất vệ sinh, kích ứng và các bệnh trên da.  

Do đó, các mẹ nên áp dụng các phương pháp khoa học và đã được kiểm chứng an toàn như sau: 

Thường xuyên massage cho trẻ 

massage-thu-gian

Massage cho bé

Để giúp bé có cảm giác thoải mái, khi trẻ vặn mình, mẹ cũng có thể dùng tay nhẹ nhàng vỗ về, massage hoặc bế bé lên để trẻ sẽ cảm nhận được sự nhẹ nhàng và dịu dàng của mẹ. Không còn cảm giác sợ hãi, cơ thể thả lỏng, giúp máu lưu thông dễ dàng và dễ đi vào giấc ngủ. 

Tắm nắng cho trẻ mỗi ngày 

Nghiên cứu cho thấy, việc tắm nắng có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ đêm của trẻ nhỏ. Vì khi tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể tăng cường hấp thu Vitamin D giúp bé hết vặn mình, giật mình khi ngủ.
Ngoài ra, khi tắm nắng cơ thể trẻ ngừng sản xuất melatonin (hormone liên quan đến giấc ngủ) vào ban ngày và tăng cường sản xuất vào ban đêm, giúp bé dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc và hết vặn mình. 

Một số lưu ý khi tắm nắng cho trẻ: 

  • Không cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào đầu, mắt hay mặt trẻ 
  • Tránh nơi gió lộng mạnh 
  • Sau khi tắm nắng, cần dùng khăn mềm, thấm hút tốt để lau mồ hôi và cho trẻ uống chút nước 
  • Chỉ nên tắm nắng từ 15- 30 phút 

Treo tỏi đầu giường 

Để vài nhánh tỏi dưới đầu giường là cách được nhiều người áp dụng khi trẻ thường xuyên quấy khóc. Tuy nhiên, thực tế mẹo này cũng chỉ là kinh nghiệm truyền tai chứ không có bất cứ một căn cứ khoa học nào. Bên cạnh những mẹo dân gian mẹ có thể tham khảo thêm cách quấn khăn cho trẻ sơ sinh giúp trẻ an tâm ngủ ngon và ít giật mình tỉnh giấc.

Lưu ý khi sử dụng mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Khi áp dụng những mẹo dân gian chữa vặn mình cho trẻ sơ sinh tại nhà cha mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

luu-y-khi-ap-dung-meo-chua-tre-so-sinh-van-minh

Lưu ý áp dụng mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

– Không tự ý bôi và thoa bất cứ thứ gì nên da trẻ, bởi da trẻ sơ sinh thường rất nhạy cảm do đó cha mẹ tuyệt đối không tự ý bôi bất cứ thứ gì lên da khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Vì việc bôi như này có thể gây viêm, bỏng da nặng hơn có thể là hoại tử.

– Nếu tình trạng quá nghiêm trọng thì nên đưa trẻ đi thăm khám tại cơ sở y thế. Đôi khi trẻ có thể đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe gây khó chịu, mệt mỏi và cáu gắt.

– Nên chọn phương pháp khác nếu như phương pháp mẹ lựa chọn không có tác dụng với bé.

Một số cách cho bé ngủ được sâu giấc hơn

  • Để ý đến dấu hiệu buồn ngủ của bé
  • Mẹ đặt bé vào cũi khi bé buồn ngủ
  • Cho bé nằm trong tư thể thoải mái, trong chiếc khăn cuốn hoặc đồ ngủ yêu thích của trẻ
  • Cần loại bỏ những vật gây cản trở đến giấc ngủ của bé, đảm bảo môi trường an toàn, dễ chịu
  • Mẹ có thể hát rủ, thêm tiếng chim hót, tiếng mưa…nhẹ nhàng để bé đi vào giấc ngủ.

Ngoài ra, có thể cho bé sử dụng siro Adomir với chiết xuất từ Cây Nữ Lang và Cao Lá Tía Tô đất, có tác dụng giúp bé ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn, không còn vặn mình khi ngủ. Hơn nữa, thành phần L-Theanine, Magie, Kẽm…cũng bổ sung dinh dưỡng, giúp bé có được trạng thái thư giãn nhất khi đi vào giấc ngủ.

Siro-Adomir-ho-tro-giac-ngu-cho-be

Siro Adomir hỗ trợ giấc ngủ cho trẻ

Bé sơ sinh thường hay vặn mình, tuy nhiên khi bé xuất hiện một trong những triệu chứng này thì cần đưa bé đến khám bác sĩ, chuyên gia để được thăm khám và đưa ra các biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

  • Hạ canxi huyết:  Biểu hiện bé tăng kích thích hệ thần kinh, cơ, hay bị giật mình, ngủ không ngon giấc, gồng mình khi ngủ. Các biểu hiện đi kèm khác là nôn mửa, hay đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, rụng tóc vành khăn, chậm lên cân…
  • Bé vặn mình khó ngủ, hay quấy khóc trong thời gian dài.
  • Bé sơ sinh ngủ vặn mình, giật mình, khi tỉnh kèm theo triệu chứng khó thở thì có thể đã bị chứng thở tắc nghẽn mãn tính.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ về các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể tham khảo, cân nhắc và chọn lọc để áp dụng. Nếu bé vặn mình nhiều và thường xuyên, khiến bạn lo lắng, hãy tham khảo tư vấn từ chuyên gia để có giải pháp tốt nhất cho bé yêu. 

 Để được Dược sĩ tư vấn kĩ hơn về vấn đề giấc ngủ cũng như sản phẩm Adomir, bố mẹ liên hệ ngay đến số điện thoại 0854.902.902 nhé!

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)