Cơn miên hành được coi là chứng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm nhất xảy ra ở trẻ nhỏ. Bài viết hôm nay sẽ điểm qua 7 hậu quả khôn lường của cơn miên hành mà các mẹ không thể bỏ qua.
Chứng cơn miên hàng ở trẻ là gì?
Cơn miên hành là một trong các chứng rối loại giấc ngủ xảy ra phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 4 – 8 tuổi, thậm chí còn kéo dài đến tận khi trẻ 12 tuổi. Khi bị cơn miên hành, trẻ sẽ có những hành động dường như có mục đích trong lúc ngủ, ví dụ như ngồi bật dậy, đi lại, ăn uống, mặc quần áo, đi ra ngoài,…
Cơn miên hành là hiện tượng trẻ có những hành động dường như có mục đích trong lúc ngủ
Tuy nhiên lúc này, trẻ chỉ hành động vô thức mà không có nhận thức gì về những thứ đang diễn ra xung quanh. Thông thường, trẻ sẽ không thể nhớ gì khi tỉnh dậy vào sáng ngày hôm sau.
Cách chuẩn đoán chứng cơn miên hành ở trẻ
Để chẩn đoán chính xác cơn miên hành ở trẻ, chúng tôi khuyên các mẹ nên áp dụng theo cách mà Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ DSM – IV đã cung cấp. Cụ thể là quan sát các dấu hiệu sau ở trẻ:
- Trong 1/3 thời gian đầu giấc ngủ, trẻ lặp đi lặp lại các hoạt động: ngồi dậy từ giường, thực hiện các thao tác, đi ra ngoài.
- Khi phát cơn miên hành: Nhận thức trẻ trống rỗng, nét mặt chán chường, không trả lời khi người lớn gọi.
- Khi tỉnh giấc: Trẻ không còn nhớ những gì diễn ra trong cơn.
- Khoảng thời gian vài phút sau cơn miên hành: Trẻ không có rối loạn tâm thần vận động hoặc hành vi.
Hậu quả khôn lường của chứng cơn miên hành
Cơn miên hành nói riêng và rối loạn giấc ngủ nói chung đều có khả năng để lại rất nhiều biến chứng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ. Một số hậu quả nặng nề có thể kể đến là:
Gây tổn thương cho trẻ
Trong cơn miên hành trẻ sẽ có những hành vi vô thức. Và vì vậy nên nhiều trường hợp trẻ có thể thực hiện những hành động có thể gây nguy hại cho bản thân như đi ra ngoài đường, nhảy xuống giường,…
Chậm phát triển thể chất
Cơn miên hành khiến trẻ chậm phát triển về thể chất hơn so với bạn bè
Hóc-môn tăng trưởng – loại hóc-môn giúp trẻ phát triển cả về chiều cao và cân nặng được sản sinh trong quá trình ngủ. Khi giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn bởi những cơn miên hành, hóc-môn không đủ sẽ làm trẻ chậm phát triển về thể chất hơn so với những bạn bè đồng trang lứa.
Hệ miễn dịch suy giảm
Tương tự như vậy, các protein bảo vệ, các kháng thể và tế bào chống nhiễm trùng cũng đều được cơ thể sản sinh trong lúc ngủ. Vì vậy những đứa trẻ có giấc ngủ bị rối loạn thường dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, ốm vặt và chậm phục hồi các tổn thương hơn.
Chậm ăn, biếng ăn, tiêu hóa kém
Các cơn miên hành quấy rầy khiến giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo về mặt chất lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị của trẻ, làm giảm cảm giác ngon miệng và từ đó khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém đi.
Gia tăng nguy cơ đột quỵ
Các triệu chứng giật mình và choàng tỉnh khi trẻ mắc cơn miên hành chính là một trong số những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây ức chế hô hấp, ngừng thở và thậm chí là đột tử ở trẻ. Nguy cơ này sẽ càng gia tăng cao hơn khi các cơn miên hành ở trẻ kéo dài với tần suất dày đặc.
Giảm khả năng nhận thức
Trí tuệ của trẻ được phát triển trong lúc ngủ bởi đây là khoảng thời gian não nạp năng lượng và sắp xếp, lưu trữ các thông tin thu thập được. Giấc ngủ bị rối loạn đồng nghĩa với việc trẻ sẽ chậm phát triển về trí tuệ, giảm khả năng tập trung và năng lực nhận thức hơn so với những đứa trẻ có giấc ngủ tốt.
Tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ
Khi các cơn miên hành diễn ra càng nhiều, tinh thần trẻ sẽ càng rơi vào trạng thái bất ổn, căng thẳng và stress. Tình trạng này khiến trẻ trở nên dễ cáu gắt, bực bội, không hòa đồng, thậm chí về lâu dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tính cách của trẻ khi trưởng thành.
Cách điều trị cơn miên hành ở trẻ
Chính vì cơn miên hành để lại nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe trẻ nhỏ, bố mẹ cần giúp con sớm có những biện pháp điều trị kịp thời để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số gợi ý điều trị cơn miên hành ở trẻ để các mẹ tham khảo:
- Hướng dẫn con luyện tập một số động tác thư giãn tinh thần như: hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, đếm nhẩm theo nhịp thở,…
- Ôm ấp, vỗ về, dỗ dành khi trẻ phát cơn miên hành.
- Ghi chép lại chính xác thời gian kể từ khi trẻ bắt đầu ngủ đến khi trẻ có cơn trong vòng 7 ngày liên tiếp để nắm bắt được quy luật phát cơn của trẻ. Từ những đêm tiếp theo trở đi, đánh thức trẻ thức dậy trước thời điểm phát cơn miên hành đã ghi chép được 15 phút. Sau đó 5 phút hãy cho trẻ ngủ lại.
- Đưa trẻ tới gặp các bác sĩ tâm lý trong tlường hợp phát hiện trẻ có bất kỳ vấn đề bất thường nào về tâm lý.
Để quá trình điều trị cơn miên hành ở trẻ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho con những sản phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho con.
Adomir – Siro giúp bé ngủ ngon, sâu giấc tự nhiên
Adomir là Siro Ngủ ngon được điều chế hoàn toàn từ thiên nhiên với thành phần chính là cây nữ lang và tía tô đất. Sản phẩm đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của con, giúp con yêu ngủ ngon và sâu giấc hàng đêm. Đây là siro cải thiện giấc ngủ được nhiều bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương tin dùng.
Kết luận
Trẻ khi mắc cơn miên hành có thể sẽ phải đối mặt với những hậu quả nguy hiểm như: gây tổn thương cho cơ thể, chậm phát triển thể chất, hệ miễn dịch suy giảm, tiêu hóa kém, giảm khả năng nhận thức, gia tăng nguy cơ đột quỵ và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ.