TOP 7 hậu quả khôn lường của chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ

Chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ là hiện tượng phổ biến, thường gặp ở trẻ hiện nay. Đây là chứng bệnh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ ra top 7  hậu quả khôn lường của chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ cho cha mẹ cùng nắm rõ. 

Chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ là gì? 

Chứng hoảng sợ ban đêm (còn gọi là hội chứng giấc ngủ kinh hoàng) thực chất là một trong những loại rối loạn giấc ngủ. Đây là hiện tượng trẻ bất chợt tỉnh dậy trong khi đang ngủ và có một số hành động thể hiện sự khó chịu, hoảng hốt và lo sợ. Chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ thường xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong độ tuổi từ 4-12 tuổi. 

Một số biểu hiện của chứng hoảng sợ ban đêm bao gồm: 

  • Trẻ ngồi dậy, la hét, khóc lóc, đập tay chân… khi đang ngủ 
  • Trẻ mở mắt nhưng dường như vẫn đang ngủ thiếp đi, không có nhận thức về những gì đang diễn ra 
  • Trẻ thở nhanh và mạnh hơn, nhịp thở hổn hển 
  • Thời điểm xuất hiện chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ là giai đoạn đầu trong giấc ngủ. Sau đó, trẻ thường sẽ ngủ thiếp đi và sẽ không nhớ gì về những hành động chúng đã làm trong khi ngủ. 
  • Trong cơn hoảng sợ, nếu bị giữ lại, trẻ có thể sẽ không kiểm soát được nhận thức, có một số hành động nguy hiểm.

    Chứng hoảng sợ ban đêm là một dạng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra phổ biến ở trẻ từ 4-12 tuổi
    Chứng hoảng sợ ban đêm là một dạng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra phổ biến ở trẻ từ 4-12 tuổi

Xem thêm: 5 nguyên nhân dẫn đến chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ

Hậu quả chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ 

Gây tổn thương cho trẻ 

Khi trẻ mắc hội chứng này, trong cơn hoảng loạn, trẻ có thể không kiểm soát được hành vi của mình. Chính vì vậy, nhiều trường hợp, trẻ đã làm những hành động gây nguy hiểm cho bản thân hoặc những người xung quanh khi bị kiềm chế, bị giữ lại. Trẻ có thể lăn khỏi giường, chạy quanh nhà, thậm chí là chạy ra ngoài đường… 

Chậm phát triển thể chất 

Trong khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone tăng trưởng. Lượng hormone được tiết ra sẽ nhiều gấp 4 lần so với bình thường. Chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, trong khi từ 22h đêm đến 1h sáng ngày hôm sau, lượng hormone tăng trưởng sẽ đạt đỉnh.

Chính vì vậy, khi trẻ mắc hội chứng này, hormone tăng trưởng sẽ không đủ gây cản trở quá trình phát triển thể chất của trẻ, trẻ sẽ chậm phát triển hơn bạn bè đồng trang lứa. 

Hệ miễn dịch suy giảm 

Hầu hết các tế bào, kháng thể chống nhiễm trùng và các loại protein bảo vệ cơ thể đều được sản sinh trong lúc ngủ. Những đứa trẻ bị mắc chứng hoảng sợ ban đêm sẽ khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Vì vậy, chúng thường dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, dế ốm vặt,… do hệ miễn dịch không mấy khỏe mạnh. 

Hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm khi mắc chứng hoảng sợ ban đêm
Hệ miễn dịch của trẻ sẽ bị suy giảm khi mắc chứng hoảng sợ ban đêm

Chậm tăng cân, biếng ăn, tiêu hóa kém 

Khi mắc hội chứng hoảng sợ ban đêm, giấc ngủ của trẻ sẽ bị gián đoán. Sau khi cơn hoảng loạn, lo sợ kết thúc, trẻ rơi vào trạng thái tâm lý không ổn định, thường lo sợ bất an khiến cho chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị của trẻ, làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến trẻ ăn không ngon miệng. Từ đó, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động kém đi. 

Giảm khả năng nhận thức 

Não bộ của trẻ nhỏ thường dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Lúc này, sự phát triển của não bộ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Trong khi đó, trẻ bị chứng hoảng sợ ban đêm sẽ thường có các biểu hiện như: hoảng sợ, giật mình khóc thét,…

Việc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và trạng thái tâm lý của trẻ. Khả năng nhận thức và xử lý tình huống của những đứa trẻ này sẽ kém hơn so với những đứa trẻ có một giấc ngủ tốt. 

Chứng hoảng sợ ban đêm tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và trạng thái tâm lý làm giảm khả năng nhận thức của trẻ
Chứng hoảng sợ ban đêm tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và trạng thái tâm lý làm giảm khả năng nhận thức của trẻ

 

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ 

Trong cơn hoảng loạn, trẻ có thể sẽ có một số triệu chứng như: hoảng loạn, lo sợ, giật mình khóc thét liên tục. Đây là một trong những nguyên nhân gây tiềm ẩn nguy cơ ức chế hô hấp, gây ngừng thở và thậm chí khiến trẻ bị đột tử. Nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nếu chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ diễn ra trong thời gian dài, với tần suất dày đặc. 

Tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ 

Chứng hoảng sợ ban đêm sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Khi tần suất các cơn hoảng sợ diễn ra ngày càng nhiều, tinh thần của trẻ sẽ rơi vào trạng thái bất ổn. Trẻ sẽ thường xuyên cáu gắt, bực bội, không hòa đồng. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tính cách của trẻ sau này. 

Biện pháp điều trị chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ 

Chứng hoảng sợ ban đêm là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả khôn lường cho sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ cần phát hiện sớm chứng bệnh này và tìm ra biện pháp điều trị kịp thời cho bé để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Một số biện pháp điều trị chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ bố mẹ có thể tham khảo như: 

  • Tránh cho trẻ nhìn thấy những hình ảnh, âm thanh mang tính chất rùng rợn, đáng sợ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của trẻ. 
  • Tẩy giun cho trẻ theo đúng định kỳ 
  • Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, tạo môi trường ngủ thoải mái an toàn cho bé 
  • Thực hiện một số “thủ tục” để trẻ thư giãn trước khi vào giấc ngủ bằng cách cho trẻ tập một số bài tập nhẹ nhàng, kể chuyện, thủ thỉ với con,… 
  • Trong khi ngủ, nếu trẻ rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi cực đồ, cha mẹ tuyệt đối không nên cố đánh thức bé mà hãy vỗ về, thủ thỉ để trấn an tinh thần, giúp bé vượt qua cơn hoảng loạn này. 
  • Trong trường hợp trẻ bị chứng hoảng sợ ban đêm đi kèm theo những biểu hiện của chứng động kinh, bố mẹ cần đưa bé đi khám chuyên khoa thần kinh để có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. 
  • Cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ.
Khi mắc chứng hoảng sợ ban đêm, đi kèm với biểu hiện của chứng động kinh cha mẹ cần đưa bé đi khám sớm
Khi mắc chứng hoảng sợ ban đêm, đi kèm với biểu hiện của chứng động kinh cha mẹ cần đưa bé đi khám sớm

Trên đây là những thông tin về chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ và những hậu quả khôn lường của chứng bệnh này. Để có thể rút ngắn thời gian điều trị chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ, bố mẹ có thể sử dụng thêm siro ngủ ngon Adomir – với chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của trẻ. Sản phẩm được các bác sỹ chuyên khoa tại các bệnh viện Nhi hàng đầu khuyên dùng. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây nhé.