Phản xạ Moro là gì và những điều mẹ cần biết

Phản xạ Moro là một trong những phản xạ nguyên phát của trẻ, khiến trẻ giật mình, thức giấc hoặc ngủ không sâu giấc. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lương giấc ngủ cũng như sự phát triển của trẻ. Vậy bạn đã hiểu rõ phản xạ Moro là gì hay chưa, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Mời bạn đọc theo dõi chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Phản xạ Moro là gì?

phan-xa-moro-la-gi

Phản xạ Moro là gì?

Phản xạ Moro có thể hiểu đơn giản là phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh. Đây là hiện tượng thường xuất hiện khi con vừa chào đời, vẫn còn chưa quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Lúc này, con thường phản ứng lại những tiếng động lớn hoặc chuyển động đột ngột bằng phản xạ giật mình, vặn mình. Tuy nhiên cũng có một số nguyên nhân khác gây ra phản xạ Moro ở trẻ sơ sinh, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở những phần tiếp theo của bài viết. 

Phản xạ Moro ở mỗi trẻ bao gồm 2 giai đoạn là: 

  • Giai đoạn kích thích: Trẻ xuất hiện cảm giác tương tự như đang rơi tự do. Dấu hiệu nhận biết là trẻ nâng và duỗi tay, một số trẻ dữ dội hơn có thể thở hổn hển và bắt đầu quấy khóc. 
  • Giai đoạn phản ứng: Trẻ siết chặt tay chân và cuộn cơ thể lại giống như tư thế thai nhi.

Phản xạ Moro diễn ra như thế nào ở trẻ nhỏ

Thông thường phản xạ Moro ở trẻ diễn ra khi một kích thích có thể làm bé giật mình và kích thích Moro khiến bé ngửa đầu ra sau và duỗi chân tay. Cánh tay của em bé mở rộng sang một bên trong khi lòng bàn tay hướng lên trên với các ngón tay gập lại. 

phan-xa-moro-dien-ra-nhu-the-nao

Phản xạ Moro diễn ra như thế nào

Lúc này em bé có thể sẽ khóc một chút, khi hết phản xạ bé sẽ rụt chân và tay lại bằng cách gập khuỷu tay. Sau khi bé bình tĩnh lại và thư giãn.

Các giai đoạn của phản xạ Moro theo độ tuổi

Các phản xạ Moro cũng được chia theo các giai đoạn của giấc ngủ như sau:

– Trẻ sơ sinh đến 1 tháng: Phản xạ Moro xuất hiện ngay khi mới sinh và đạt đỉnh điểm trong tháng đầu tiên. Các phản xạ thường xuyên và nổi bật trong giai đoạn này bởi trẻ chưa quen và bị các yếu tố bên ngoài kích thích. Giải pháp là mẹ nên quấn khăn cho bé để làm dịu phản ứng này. 

– Từ 2 đến 3 tháng: Trong giai đoạn này bé đã làm quen với môi trường bên ngoài nên trẻ sẽ bình tĩnh và ngủ sâu hơn. Ngoài ra, nếu trẻ giật mình và thức giấc mẹ hãy nhẹ nhàng xoa dịu trẻ bằng cách chạm và vỗ về giúp bé quay lại giấc ngủ nhanh hơn.

– 4 đến 6 tháng: Thời điểm này các bé đã kiểm soát nhiều hơn các cơ và chuyển động của mình. Phản xạ giật mình bắt đầu được cải thiện, nhiều em bé sẽ không có phản xạ này sau hai tháng tuổi. Tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất khi bé được 6 tháng tuổi.

Nguyên nhân gây ra phản xạ Moro

Nguyên nhân gây ra phản xạ Moro có thể là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể hoặc cũng có thể là do các bệnh lý tạo thành.  

nguyen-nhan-phan-xa-moro

Nguyên nhân gây phản xạ Moro

Nguyên nhân sinh lý 

Trẻ sơ sinh khi mới chào đời chưa kịp làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ. Các yếu tố lạ lẫm xung quanh như tiếng ồn, ánh sáng gắt,… thường khiến trẻ giật mình, tuy nhiên sẽ chỉ diễn ra trong vài giây sau đó sẽ trở lại bình thường. Đây là nguyên nhân lành tính và thông thường trẻ sẽ tự hết sau khi bước qua 6 tuần tuổi. 

Nguyên nhân bệnh lý 

Phản xạ Moro không chỉ do sinh lý, đó còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm ở trẻ như: trào ngược dạ dày, thiếu canxi, tổn thương hệ thần kinh trung ương, viêm da… và đặc biệt là chứng rối loạn giấc ngủ. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không sâu giấc,… nên dễ xảy ra tình trạng giật mình, vặn mình trong lúc ngủ.  

Nếu không được điều trị kịp thời, các loại bệnh lý sẽ càng làm phản xạ Moro ở trẻ kéo dài và chuyển biến phức tạp hơn.

Cách xử lý khi trẻ gặp tình trạng phản xạ Moro

Nếu con đang gặp tình trạng phản xạ Moro, mẹ có thể giúp con làm một số cách sau để con được thoải mái và yên giấc ngủ hơn. 

Cho trẻ được ở gần mẹ 

Cho trẻ ở gần mẹ giúp hạn chế tình trạng phản xạ Moro

Cho trẻ ở gần mẹ giúp trẻ hạn chế phản xạ Moro

Khi chứng hoảng sợ ban đêm và không có cảm giác an toàn, trẻ sẽ dễ bị giật mình hơn. Đây là lý do trong những năm tháng đầu đời, mẹ nên ở bên cạnh con nhiều hơn. Buổi tối trước khi ngủ mẹ nên ôm con một lát, đợi đến khi trẻ ngủ say mới từ từ đặt trẻ xuống giường. Tuy nhiên mẹ lưu ý là không bế trẻ ngủ suốt cả buổi hoặc gối đầu tay khi trẻ ngủ vì có thể tạo thành thói quen giấc ngủ xấu cho trẻ. 

Luyện tập cho trẻ các vận động nhẹ nhàng 

Một số động tác vận động nhẹ nhàng như co duỗi chân tay, chuyển động thân thể,… sẽ giúp cơ thể trẻ dẻo dai hơn, từ đó kiểm soát tốt các phản xạ của cơ thể một cách dễ dàng. Để luyện tập vận động cho con, mỗi buổi tối bố mẹ hãy luyện cho trẻ nằm sấp xuống giường và để trẻ tự ngóc đầu lên. 

Tuy nhiên lưu ý là trước giờ đi ngủ không nên cho trẻ vận động hay nô đùa quá mạnh vì điều này có thể khiến con bị kích thích thần kinh dẫn đến hoảng sợ và giật mình trong lúc ngủ. 

Tạo môi trường ngủ phù hợp cho trẻ 

Những yếu tố kích thích đột ngột hoặc không thoải mái trong quá trình ngủ như tiếng động mạnh, tã bỉm ướt, ánh sáng gay gắt,… chính là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị giật mình. Vì vậy nếu muốn chấm dứt phản xạ Moro ở trẻ, trước hết bố mẹ cần tạo mọi điều kiện để con có thể ngủ trong một không gian thoải mái nhất: 

  • Mở ánh đèn sáng dịu nhẹ, không tắt mở đề đột ngột. 
  • Thay tã, bỉm kịp thời ngay khi bị ướt. 
  • Mặc quần áo mềm mại, thoải mái, thoáng khí, không quá dày hoặc quá mỏng. 
  • Duy trì nhiệt độ, độ ẩm phòng phù hợp và ổn định. 
  • Đồng thời mẹ có thể tham khảo thêm phương pháp cải thiện giấc ngủ Catnap

Các phản xạ sơ sinh khác

cac-phan-xa-khac-tre-so-sinh

Các phản xạ khác của trẻ sơ sinh

– Phản xạ gốc tìm vú mẹ: phản xạ này xảy ra khi bạn chạm vào miệng trẻ, bé sẽ quay đầu hoặc há miệng theo hướng chạm vào. Phản xạ này sẽ giúp trẻ tìm thấy bình sữa hoặc vú của mẹ để bú, thông thường trẻ được 4 tháng tuổi thì phản xạ này sẽ biến mất.

– Phản xạ nắm chặt: Khi bạn chạm vào lòng bàn tay của của trẻ bằng một ngón tay hoặc đồ vật thì trẻ sẽ cố gắng nắm lấy ngón tay hoặc đồ vật đó. Phản xạ cầm nắm của bàn tay sẽ biến mất khi trẻ được 5 đến 6 tháng tuổi, trong khi phản xạ của ngón chân vẫn duy trì cho đến 9 đến 12 tháng.

– Phản xạ cơ cổ: Khi đầu trẻ quay về một hướng, cánh tay bên đó duỗi ra, trong khi cánh tay bên đối diện uống cong ở khuỷu tay, đây còn được gọi là phản xạ đấu kiếm và kéo dài cho đên skhi trẻ được từ 5 đến 7 tháng tuổi.

– Phản xạ bước: Lúc này bé cố gắng bước hoặc nhảy khi được giữ thẳng hoặc khi đứng có hỗ trợ, đây còn gọi là phản xạ nhảy múa hoặc đi bộ và sẽ biến mất khi trẻ được 2 tháng tuổi.

– Phản xạ mút: Trẻ bắt đầu bú khi vòm miệng được chạm vào, phản xạ này chưa phát triển đầy đủ cho đến khi thai được 36 tuần tuổi. Bởi vậy, khi trẻ sinh non phản xạ này thường yếu hoặc chưa trưởng thành. Phản xạ bú thường kéo dài đến 4 và 6 tháng, là độ tuổi hầu hết các bé sẵn sàng với thức ăn đặc.

Tổng kết

Phản xạ Moro ở trẻ có thể chỉ là phản ứng sinh lý thông thường nhưng cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ. Khi con đang mắc phản xạ Moro, bố mẹ có thể giúp con thoải mái hơn bằng một số cách như: cho trẻ ở gần mẹ, khuyến khích trẻ vận động, tạo môi trường ngủ phù hợp cho trẻ.

Trong trường hợp đã thử hết các cách mà tình hình vẫn không có sự cải thiện, các mẹ có thể liên hệ qua hotline:  0854.902.902 để được đội ngũ dược sĩ chuyên môn của Adomir tư vấn và hỗ trợ trực tiếp. 

5/5 - (2 bình chọn)