Bật mí cách phân biệt sởi và sốt phát ban chính xác nhất

Sởi và sốt phát ban đều là những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên vì sự tương đối giống nhau giữa triệu chứng của hai căn bệnh này nên nhiều bố mẹ thường gặp khó khăn khi phân biệt phát ban và sởi. Chính vì vậy, mời các mẹ hãy cùng theo dõi bài viết này để biết cách phân biệt sởi và sốt phát ban

Phân biệt sởi và sốt phát ban qua nguyên nhân 

Đầu tiên, có thể phân biệt sởi và sốt phát ban thông qua nguyên nhân gây bệnh bởi tác nhân gây bệnh của từng loại là khác nhau. 

soi-va-sot-phat-ban

Phân biệt sởi và sốt phát ban qua nguyên nhân

Sốt phát ban 

Chủ yếu nguyên nhân khiến trẻ bị sốt phát ban là do nhiễm virus thông thường, chiếm khoảng 70 – 80% các trường hợp. Trong số, phổ biến nhất là nhóm các virus đường hô hấp như virus Rubella; Herpes 6, 7… Đây là căn bệnh lành tính và thường không gây nguy hiểm. 

Bệnh sởi 

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính được gây ra bởi virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh lây lan nhanh chóng nên rất dễ bùng phát thành dịch. Mặc dù ban đầu bệnh sởi tương đối lành tính, tuy nhiên lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng ở giai đoạn sau.

>> Xem thêm: Trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng gì để nhanh khỏi bệnh

Phân biệt sởi và sốt phát ban thông qua biểu hiện 

Biểu hiện chung giữa sởi và sốt phát ban 

Sốt phát ban và sởi thường giống nhau ở thời điểm ủ bệnh. Đây cũng là lý do bố mẹ thường nhẫm lẫn khi phân biệt sởi và phát ban. Một số biểu hiện chung của hai căn bệnh giai đoạn này là: 

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C; 
  • Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ; 
  • Đau đầu, nhức mỏi các cơ bắp; 
  • Chán ăn, bỏ bú; 
  • Một số bệnh nhi có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy. 

Biểu hiện khác biệt giữa sốt phát ban và sởi 

PHAN-BIET-SOI-VA-SOT-PHAT-BAN-QUA-BIEU-HIEN

Biểu hiện khác nhau giữa sởi và sốt phát ban

Sốt phát ban  Sởi 
Màu sắc nốt ban  Màu đỏ và sáng.  Màu sậm. 
Hình dạng nốt ban  Mịn, ít sần sùi.  Sần, khi sờ vào có cảm giác gồ lên mặt da. 
Thứ tự nổi ban  Nổi đồng loạt khắp cơ thể và không theo thứ tự nào.  Bắt đầu từ phía sau tai, rồi lan xuống mặt, dần xuống ngực – bụng và nổi kín toàn thân. 
Sau khi lặn  Các vết ban thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.  Để lại những vết thâm đặc trưng, còn gọi là “vằn da hổ”. 

Phân biệt sởi và sốt phát ban dựa trên mức độ nguy hiểm 

Mức độ nguy hiểm giữa sởi và sốt phát ban cũng có sự khác biệt, cụ thể là:  

Sốt phát ban 

Trên thực tế, sốt phát ban được gây ra bởi nhóm siêu vi thông thường nên hầu hết các trường hợp bệnh đều tương đối lành tính. Phần lớn trẻ bị sốt phát ban sẽ tự khỏi hoàn toàn sau khoảng 5 – 7 ngày và không để lại biến chứng gì nếu được chăm sóc y tế đúng cách. 

Sởi 

Trong khi đó, sởi lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm hơn, có thể kể đến là:  

  • Tiêu chảy; 
  • Suy dinh dưỡng 
  • Viêm tai giữa; 
  • Viêm loét miệng 
  • Viêm loét giác mạc; 
  • Viêm phổi và phế quản; 
  • Viêm thanh quản và khí quản; 
  • Viêm não; 
  • Tử vong. 

Cần biết thêm, hầu hết những trường hợp tử vong do virus sởi đều bắt nguồn từ diễn biến nghiêm trọng và khôn lường của bội nhiễm sởi. 

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban và sởi khác nhau như nào?

Đối với từng loại bệnh sẽ có cách chăm sóc cho trẻ khác nhau. Sau đây, Adomir sẽ hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc đối với trẻ bị sốt phát ban và sởi.  

cach-cham-soc-tre-bi-soi-va-sot-phat-ban

Cách chăm sóc trẻ

Chăm sóc trẻ bị sốt phát ban 

  • Cho trẻ uống nhiều nước. 
  • Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, thư giãn. 
  • Có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng hướng dẫn. 
  • Thông mũi cho bé bằng cách nhỏ nước mũi sinh lý. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin A. 
  • Đưa bé đến viện ngay nếu bé mệt mỏi, biếng ăn hoặc bỏ bú, ít đi tiểu, khóc không ra nước mắt, sốt co giật.  

Chăm sóc trẻ bị sởi 

  • Cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng cách ly để tránh lây nhiễm.  
  • Đảm bảo phòng nghỉ của trẻ kín gió và luôn được dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ. 
  • Có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng paracetamol hoặc ibuprofen theo liều lượng hướng dẫn. 
  • Cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng, dễ nuốt như cháo, súp, canh,…  
  • Cho trẻ đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác. 
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin A. 
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Trong trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng sốt cao liên tục không hạ, ho nhiều, khó thở, tiêu chảy liên tục, hết ban sởi nhưng vẫn còn sốt, tai/mắt có dấu hiệu lạ,… thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. 

>> Xem thêm: Trẻ bị phát ban nhưng không sốt là bị làm sao? Cách điều trị

Cách phòng chống bênh sởi và sốt phát ban cho trẻ nhỏ 

Để phòng ngừa bệnh sởi và sốt phát ban cho trẻ, bố mẹ nên tuân thủ một số phương pháp sau đây:

phong-tranh-soi-va-sot-phat-ban

Phòng chống sởi và sốt phát ban

  • Dạy trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. 
  • Đảm bảo không gian sống luôn sạch sẽ, thông thoáng. 
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ. 
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. 
  • Cung cấp thực đơn đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là rau xanh và củ quả giàu vitamin A, C. 
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, nhất là ở chỗ đông người. 

Ngoài ra, đối với bệnh sởi, bố mẹ cần chủ động tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ theo đúng lịch hướng dẫn của bác sĩ. 

Tổng kết 

Bố mẹ cần biết cách phân biệt sởi và sốt phát ban để có cách chăm sóc và điều trị đúng đắn, phù hợp. Có thể phân biệt hai căn bệnh này thông qua một số khía cạnh như: nguyên nhân, biểu hiện và mức độ nguy hiểm.  

5/5 - (2 bình chọn)