Bật mí cách phân biệt cúm A và cúm B dễ dàng nhất

Cúm A và cúm B thường bùng phát vào cùng thời điểm trong năm và có những điểm khá tương đồng nhau. Chính vì vậy, nhiều bố mẹ thường nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này, gây ra nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Để biết cách phân biệt cúm A và cúm B, mời các bạn hãy cùng theo dõi  bài viết sau đây! 

Tổng quan về cúm A và cúm B 

Cúm là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Trong đó có 3 nhóm virus cúm phổ biến là A, B và C. Virus cúm A và B là những loại thường bùng phát thành dịch hàng năm. So với 2 loại này, virus cúm C thường ít gây nguy hiểm hơn. 

tong-quan-cum-a-cum-b

Tổng quan cúm A và cúm B

Virus cúm A không chỉ lây lan giữa người với người mà còn truyền nhiễm ở động vật. Trong khi đó, cúm B chỉ có thể được tìm thấy ở người. Virus cúm sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua giọt bắn hoặc chất nhầy của người đã mắc bệnh cúm. 

Về mức độ nguy hiểm, cúm A có triệu chứng từ nhẹ đến nặng khác nhau tùy theo cơ địa của từng người, nếu không được điều trị kịp thời vẫn có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Còn cúm B là loại virus lành tính và ít nguy hiểm đối với sức khỏe hơn. 

Các cách phân biệt cúm A và cúm B 

Phân biệt dựa trên các chủng 

Kháng nguyên trên bề mặt của cúm A được chia thành 2 loại là: 

  • Hemagglutinin (H): có khả năng ngắt kết nối hồng cầu, mở đường cho virus cúm thâm nhập vào trong tế bào hô hấp của người mắc. 
  • Neuraminidase (N): cơ chế hoạt động của loại kháng nguyên này tương tự như một loại men gắn kết các thành phần của virus và giải phóng virus ra khỏi các tế bào bị bệnh. 

Virus cúm A có tổng cộng 16 kháng nguyên H và 9 kháng nguyên N. Virus có khả năng chuyển đổi các kháng nguyên này cho nhau để tạo thành một chủng cúm A mới. Ví dụ như A/H1N1, A/H5N1, A/H7N9… 

Trong khi đó, cúm B chỉ có duy nhất một chủng loại gây bệnh, chia thành 2 dòng là cúm B/Victoria và cúm B/Yamagata. Bản chất kháng nguyên của virus cúm B dường như không thau đổi và vì nên nên khả năng biến đổi của chúng ít hơn cúm A. 

Phân biệt dựa vào khả năng lây lan 

Cả cúm A và cúm B đều lây lan mạnh mẽ và dễ phát triển thành dịch vào các thời điểm giao mùa, đặc biệt là trời lạnh. Cúm A lây truyền qua 2 hình thức là từ gia cầm sang người và từ người sang người. Ngược lại, cúm B chỉ lây truyền từ người sang người. Cơ chế lây truyền của cả 2 tương đối giống nhau đều thông qua giọt bắn và chất nhầy của người đã mắc bệnh. 

Phân biệt dựa vào biểu hiện

Cúm A và cúm B dễ dàng gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bệnh sẽ nghiệm trọng hơn ở trẻ dưới 5 tuổi, người già và người có hệ miễn dịch và người mắc bênh mãn tính. Trước khi phát hiện, virus cúm A vầ B sẽ có thời gian ủ bệnh, khoảng sau 1 – 3 ngày, tiếp đó là giai đoạn phục hồi, kéo dài 3 – 5 ngày. Các triệu chứng thường gặp của cúm A và cúm B có thể dễ dàng nhận biết như:

bieu-hien-cum-a-cum-b

Phân biệt dựa trên biểu hiện

  • Đau nhức cơ
  • Mệt mỏi, uể oải
  • Ho, viêm họng
  • Ớn lạnh
  • Sốt cao
  • Hắt hơi, sổ mũi, nước mũi trong hoặc đục,…

Mặc dù các triệu chứng cúm A và B không quá nghiêm trọng nhưng nếu người bênh chủ quan trì hoãn việc điều trị, bệnh cúm sẽ kéo dài dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt đối với những người có tiền sử hen suyễn, khi mắc cúm sẽ có biểu hiện nặng hơn thậm chí khởi phát đợt hen suyễn nguy hiểm.

Bệnh cúm A và cúm B có nguy hiểm hay không? 

Mặc dù cả 2 loại cúm đều có khả năng dẫn đến biến chứng. Tuy nhiên, biến chứng của cúm A thường nhiều và nghiêm trọng hơn cúm A, phổ biến nhất là: 

  • Viêm phổi
  • Suy hô hấp 
  • Viêm màng não 
  • Suy tuần hoàn 
  • Viêm cơ tim 
  • Viêm não 
  • Nhiễm trùng tai 

Hướng dẫn cách điều trị cúm A và cúm B 

Dưới đây là hướng dẫn cách điều trị khi trẻ bị cúm A hoặc cúm B. Mời các mẹ cùng tham khảo! 

Điều trị cúm A và cúm B tại nhà 

dieu-tri-cum-a-cum-b

Điều trị cúm A và cúm B

Sử dụng thuốc 

Đây là 2 loại bệnh dó virus gây ra, vì vậy uống thuốc kháng sinh sẽ không thể trị khỏi bệnh. Thay vào đó, chỉ nên cho trẻ dùng các loại thuốc giảm triệu chứng của bệnh như thuốc ho, thuốc hạ sốt. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng  huốc. 

Chế độ dinh dưỡng 

Để giúp trẻ nhanh chóng hồi phục, mẹ cần bổ sung cho trẻ chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất. Nên ưu tiên các món ăn dễ tiêu, dễ nuốt như cháo, súp để trẻ dễ hấp thu và tránh gây áp lực lên dạ dày. Ngoài ra, mẹ cũng cần cho trẻ uống nhiều nước vì khi bị sốt, trẻ thường bị sốt dẫn đến mất nước.  

Điều trị cúm A và cúm B tại cơ sở y tế 

Trong trường hợp đã điều trị tại nhà 7 ngày mà trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm thì gia đình cần đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Lúc này, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng cụ thể của từng bé để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Trẻ bị cúm A 

  • Sử dụng thuốc kháng virus chứa chất ức chế neuraminidase để làm giảm khả năng lây lan của virus cúm và ngăn ngừa các biến chứng. Một số loại thuốc kháng virus thường được sử dụng là: Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab), Baloxavir marbocyl (Xo Fluza). 
  • Sử dụng thuốc hạ sốt Acetaminophen hoặc Ibuprofen với các trường hợp sốt cao. 
  • Trẻ sẽ được áp dụng thêm các biện pháp điều trị phù hợp khác nếu xuất hiện các biến chứng. 

Trẻ bị cúm B

Điều trị bằng thuốc đặc hiệu Oseltamivir với liều lượng như sau:  

dieu-tri-cum-a-cum-ba-tai-co-so-y-te

Điều trị cúm tại cơ sở y tế

  • Trẻ dưới 1 tuổi: 3mg/kg, 2 lần/ngày 
  • Trẻ trên 1 tuổi: 30mg, 2 lần/ngày 

Cùng với đó, trẻ cũng sẽ được điều trị các triệu chứng bằng một số phương pháp như: 

  • Truyền nước và chất điện giải. 
  • Sử dụng thuốc vận mạch. 
  • Chườm ấm hạ sốt. 
  • Dùng thuốc Solumedrol: 0,5 đến 1 mg trên kg/ngày, dùng 7 ngày (tiêm tĩnh mạch). 
  • Dùng thuốc Depersolon: 30mg x 2 lần trên ngày, dùng 7 ngày (tiêm tĩnh mạch). 

Đối với những trẻ bị biến chứng, bác sĩ sẽ có các biện pháp can thiệp xử lý khác phù hợp. 

Tổng kết 

Cách phân biệt cúm A và cúm B chủ yếu dựa vào các chủng và khả năng lây lan. Khả năng biến đổi của cúm A thường phức tạp hơn cúm B. Chính vì thế nên mức độ lây lan và nguy hiểm cũng cao hơn so với cúm B, tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe trẻ. 

5/5 - (1 bình chọn)