Top các nguyên nhân trẻ bị sốt mà mẹ cần nắm rõ

Trẻ bị sốt là tình trạng tương đối phổ biến. Đây là một phản ứng miễn dịch của cơ thể và có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có biện pháp xử lý đúng và kịp thời, trước hết bố mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân trẻ bị sốt. Bài viết dưới đây đã tổng hợp những nguyên nhân trẻ bị sốt phổ biến nhất, mời các mẹ cùng tham khảo. 

Sốt là gì? Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt 

Sốt là một phản ứng của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhiệt độ cơ thể bình thường của trẻ dao động trong khoảng từ 36.5 – 37.5 độ C tùy thuộc vào thời gian đo trong ngày và mức độ vận động của trẻ, Trẻ bị sốt là khi nhiệt độ thân nhiệt của trẻ tăng lên trên mức 37.5 độ C.  

Ngoài sự tăng thân nhiệt, bố mẹ còn có thể nhận biết trẻ bị sốt thông qua một số biểu hiện như sau:

dau-hieu-tre-bi-sot

Dấu hiệu trẻ bị sốt

  • Rùng mình: Trẻ cảm thấy rùng mình khi đang ở môi trường bên ngoài cũng có thể là dấu hiệu của một cơn sốt. Nếu thấy trẻ có hiện tượng này, hãy kiểm tra nhiệt độ của bé bằng nhiệt kế ngay. 
  • Nóng và đỏ bừng ngoài da: Khi trẻ lên cơn sốt, vùng trán, lưng hoặc bụng thường sẽ cảm thấy nóng và đỏ đặc biệt là hiện tượng trẻ sốt về đêm.
  • Biếng ăn: Biếng ăn là cách nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt tiếp theo mà bố mẹ nên lưu ý. Nếu bạn nhận thấy con mình không chịu ăn như bình thường thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một cơn sốt. 

Top các nguyên nhân gây sốt ở trẻ mà mẹ nên biết 

Những nguyên nhân gây sốt phổ biến nhất ở trẻ bao gồm: 

Sốt do virus 

Trẻ bị sốt có thể do các loại virus gây ra. Một số bệnh lý sốt virus ở trẻ có thể kể đến như: 

sot-sieu-vi

Sốt siêu vi

  • Sốt xuất huyết: Trẻ sốt cao liên tục từ 2 – 6 ngày, kèm theo đó là những mảng xuất huyết dưới da. 
  • Virus cúm: Trẻ bị cúm sẽ sốt và xuất hiện triệu chứng tắc nghẽn mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ho, ho có đờm… 
  • Virus sởi: Bệnh sởi thường gây sốt cao liên tục, ho nhiều và chảy nước mũi. Triệu chứng tương tự như cúm nhưng sẽ có thêm biểu hiện mắt đỏ. 
  • Chân – tay – miệng: Trẻ bị bệnh này sẽ sốt và xuất hiện những nốt phồng rộp ở bàn tay, bàn chân, quanh và trong miệng của trẻ.  
  • Thủy đậu: Virus gây bệnh thủy đậu sẽ khiến trẻ bị sốt nhẹ, đau đầu. 

Sốt do nhiễm trùng 

Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp bị sốt. Một số bệnh thông thường là:  

  • Viêm họng: Trẻ bị viêm họng có thể sốt cao lên tới 39 – 40 độ kèm theo tình trạng đau rát họng, đau khi nuốt nước bọt, đôi khi có cả khản tiếng. 
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến gây sốt ở trẻ là: viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Khi mắc các bệnh lý này, trẻ thường sẽ bị sốt cao, ho có đờm, có nường hợp ho ra máu và đau ngực. 
  • Sốt phát ban: Trẻ bị sốt phát ban ngoài sốt còn kèm theo những nốt đỏ li ti khắp người. 
  • Nhiễm khuẩn não hoặc màng não: Trẻ thường bị sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, nặng hơn nữa là li bì, hôn mê. Trẻ dưới 6 tháng có thể nhận biết thông qua dấu hiệu thóp phồng. 
  • Một số bệnh sốt do nhiễm trùng khác: viêm tai giữa, nhiễm trùng máu, viêm amidan,… 

Sốt do tiêm chủng

sot-do-tiem-chung

Sốt do tiêm chủng

Sốt nhẹ là một trong những phản ứng bình thường của trẻ sau khi tiêm phòng về, đặc biệt là với các mũi tiêm nặng. Trường hợp sốt này đa phần đều không nguy hiểm (trừ trường hợp trẻ bị sốc phản vệ) và bố mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều. Những cơn sốt do tiêm chủng thường sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.  

Sốt do mọc răng 

Mọc răng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, đi kèm với đó là quấy khóc, biếng ăn, bỏ ăn. Thông thường, những cơn sốt do mọc răng đều là sốt nhẹ, không quá 37,8 độ C. Hiện tượng này cũng sẽ tự hết sau khoảng 1 – 2 ngày, do đó các bậc phụ huynh không cần phải quá lo lắng. 

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị sốt? 

Khi đã xác định được nguyên nhân trẻ bị sốt, bố mẹ nên áp dụng một số biện pháp sau để giúp trẻ nhanh chóng hạ sốt hơn: 

  • Lựa chọn quần áo thoáng mát: Bố mẹ nên nới lỏng quần áo, chỉ cho trẻ mặc những trang phục rộng rãi, thoải mái và thấm hút tốt để cơ thể dễ thoát nhiệt. 
  • Bổ sung nước: Khi trẻ bị sốt sẽ dễ rơi vào trạng thái mất nước. Bố mẹ cần cho trẻ uống nước nhiều hơn. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm một số loại chất lỏng như nước trái cây, sữa chua uống, nước canh rau củ, hoặc tham khảo thêm kiến thức trẻ bị sốt nên ăn cháo gì?
  • Nghỉ ngơi: Cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Mẹ nên cho bé nằm nghỉ ở nơi thông thoáng, kín gió, đồng thời theo dõi thân nhiệt trẻ bằng nhiệt kế mỗi 4 giờ/1 lần. 
  • Uống thuốc hạ sốt: Theo khuyến cáo, thuốc hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C. Thuốc phù hợp với trẻ nhỏ là paracetamol với liều lượng khuyến cáo là 10 – 15mg/kg/lần, uống lại sau 4 – 6 giờ nếu trẻ còn sốt. Bố mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng cho con.

Cách phòng ngừa sốt cho trẻ nhỏ 

Để phòng ngừa trẻ bị sốt, bố mẹ nên tuân thủ một số khuyến cáo dưới đây để giảm thiểu sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây sốt cũng như các bệnh viêm nhiễm khác:

rua-tay-bang-xa-phong

Rửa tay bằng xà phòng

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên, đặc biệt là sau khi ra ngoài, sau khi đi vệ sinh và,rước khi ăn. 
  • Hạn chế để trẻ chạm tay vào mũi, miệng, mắt.  
  • Cho trẻ dùng riêng các vận dụng cá nhân như khăn mặt, cốc, chai nước.  
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin C để giúp tăng cường đề kháng. 
  • Rèn luyện thể dục thể thao. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày. 
  • Tiêm đủ các mũi vắc xin phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ y tế. 

Tổng kết 

Nguyên nhân trẻ bị sốt có thể do virus, nhiễm trùng, mọc răng hay tiêm phòng,… Tùy vào nguyên nhân sẽ có mức độ sốt và cách điều trị triệt để khác nhau, nhưng nhìn chung bố mẹ vẫn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc để giúp trẻ hạ sốt nhanh nhất. 

5/5 - (1 bình chọn)