Tổng hợp các mẹo tiêm 5 trong 1 không bị sốt hiệu quả tại nhà

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia nên hầu hết các trẻ đều được tiêm mũi này. Sau khi tiêm phòng, phản ứng sốt là phản ứng bình thường khó tránh khỏi gây ra không ít lo lắng cho các mẹ. Vậy liệu có cách nào giúp trẻ không bị sốt sau khi tiêm mũi này về hay không? Khám phá ngay mẹo tiêm 5 trong 1 không bị sốt trong bài viết này nhé

Vắc xin 5 trong 1 là gì? Phân loại 

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp, có khả năng phòng ngừa 5 bệnh nguy hiểm do vi khuẩn HIB gây ra. Các căn bệnh này bao gồm: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm màng não.  

Hiện nay, ở Việt Nam có hai loại vắc xin 5 trong 1 bao gồm:

vacxin-5-trong-1-la-gi

Vắc xin 5 trong 1 là gì?

  • Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five của Ấn Độ: Là vắc xin do công ty Biological sản xuất, hiện đang được sử dụng tại hơn 43 quốc gia. Vắc xin ComBE Five có thể phòng ngừa các căn bệnh bao gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não. Nếu tiêm vắc xin này, trẻ cần được tiêm bổ sung vắc xin phòng ngừa bại liệt. Tại Việt Nam, vắc xin này được dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng (không mất phí).  
  • Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp: Là loại vắc xin do ông ty GlaxoSmithKline GSK sản xuất tại Bỉ. Vắc xin giúp phòng chống các loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm phổi, viêm màng não. Nếu trẻ tiêm loại vắc xin này, cần tiêm bổ sung thêm mũi phòng viêm gan B. 

Vì sao trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 lại bị sốt? 

Sốt là phản ứng thông thường của trẻ sau khi tiêm phòng. Tùy vào thể trạng mà trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên thông thường trẻ sẽ sốt dao động từ 38 đến 38,5 độ C, kèm theo đó là tình trạng quấy khóc hoặc chán ăn. Tình trạng này thường sẽ tự hết sau khoảng 1 – 2 ngày. 

Nguyên nhân khiến trẻ sốt sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 là do thành phần ho gà có trong vắc xin ComBE Five thuộc loại toàn tế bào. Vắc xin được tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi nuôi cấy và làm chết bằng nhiệt độ trong môi trường thí nghiệm sẽ giữ nguyên vẹn được cc trúc của vi khuẩn. Đó là lý do loại vắc xin này thường gây ra rất nhiều phản ứng sau tiêm.  

Riêng đối với vắc xin Pentaxim, thành phần ho gà trong đó là vô bào, tức là kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ thành phần không cần thiết của vi khuẩn. Do đó, vắc xin này thường ít gây phản ứng phụ sau tiêm hơn.. 

Tuy nhiên các mẹ không cần quá lo lắng vì các phản ứng nhìn chung chỉ ở mức nhẹ và là biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng vắc xin tốt, tạo tiền đề giúp trẻ chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

>> Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng mà cha mẹ cần nắm rõ

Các phản ứng bất thường sau tiêm phòng 5 trong 1 

Phản ứng sau tiêm chủng được hiểu là bất cứ những bất thường của sức khỏe xảy ra tại thời điểm sau tiêm chủng. Sau khi tiêm, cơ thể trẻ có thể sẽ gặp phải một số phản ứng sau đây: 

cac-phan-ung-bat-thuong-cua-tre-sau-khi-tiem-5-trong-1

Các phản ứng bất thường sau tiêm 5 trong 1

Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 ComBE Five: 

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38 độ C 
  • Sưng, nóng đỏ tại chỗ tiêm. 
  • Đau tại chỗ tiêm. 
  • Trẻ quấy khóc dai dẳng, khó chịu. 
  • Buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ và ăn uống. 

Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim: 

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38 độ C. 
  • Nổi mề đay, phát ban ngoài da. 
  • Đỏ, sưng hoặc nổi sần cứng tại vết tiêm. 

Các phản ứng bất thường khi tiêm phòng 5 trong 1 

Một tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 ít phổ biến nhưng lại đặc biệt nguy hiểm chính là phản ứng dị ứng tức thời, hay còn gọi là sốc phản vệ. Hiện tượng này xảy ra do hệ miễn dịch của trẻ trở nên nhạy cảm với những thành phần vắc xin và xuất hiện những dấu hiệu dưới đây: 

  • Thở khò khè, đứt quãng. 
  • Mặt và toàn thân bị sưng phù. 
  • Cơ thể sốt cao, kéo dài liên tục. 
  • Khóc thét dai dẳng. 
  • Co giật toàn thân. 
  • Chỗ tiêm bị sưng đỏ, xuất hiện dịch ra bất thường. 

Ngay khi phát hiện những triệu chứng này, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để kịp thời xử lý. Nếu có thể, mẹ nên nhanh chóng sơ cứu trước cho trẻ. 

Mẹo tiêm 5 trong 1 không bị sốt hiệu quả 

Con sốt sau tiêm phòng khiến nhiều mẹ không khỏi xót xa. Vậy làm thế nào để giúp trẻ đi tiêm vắc xin về không bị sốt? Hãy cùng tìm hiểu 3 mẹo tiêm 5 trong 1 không bị sốt hiệu quả ngay dưới đây. 

Mẹ ăn lá tía tô sống

Đây là một bài thuốc dân gian đã được nhiều mẹ áp dụng và thành công. Theo kinh nghiệm cha ông, trong lá tía tô có chứa chất kháng sinh tự nhiên sẽ giúp con chích ngừa không bị sốt. Khi mẹ ăn lá tía tô sống, những thành phần này sẽ được trẻ hấp thụ thông qua sữa mẹ. 

me-an-tia-to-song

Mẹ ăn tía tô sống

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá tía tô, ngâm với nước muối. 
  • Mẹ ăn khoảng chục ngón tía tôa 
  • Sau đó cho trẻ bú càng nhiều càng tốt. 

Đối với những trẻ không bú sữa mẹ, có thể giã lá tía tô sống rồi hòa loãng một chút với nước ấm và cho trẻ uống. 

Chườm mát vào chỗ tiêm của trẻ 

Mẹo tiêm 5 trong 1 không bị sốt tiếp theo chính là mẹ nên chườm nước mát vào chỗ tiêm của trẻ. Khi được làm mát ngay sau khi tiêm sẽ ngăn chặn sưng tấy và hạn chế bị sốt. 

Cách thực hiện: 

  • Cách 1: Lấy cục đá nhỏ cho vào khăn sạch và chườm lên vết tiêm. 
  • Cách 2: Lấy khăn sạch nhúng vào nước sôi, để nguội vắt khô rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 30 phút, sau đó lấy ra chườm lên vết tiêm của trẻ cho đến khi khăn hết lạnh thì thôi. Chia thời gian ra sao cho làm 4 lần như vậy kể từ lúc đi tiêm về đến 12h đêm cùng ngày. 

Chườm ấm vết tiêm 

chuom-am

Chườm ấm

Ngay sau khi con tiêm xong, mẹ hãy lấy bông chứa cồn mà các cô y tá để nơi mũi tiêm day day vào chỗ tiêm cho đến khi khô thì thôi. 

Khi về đến nhà, lấy một chai nước hoặc bình sữa của trẻ cho nước ấm vào, dùng thêm khăn bọc thân chai lại rồi chườm lên chỗ tiêm của trẻ. Cách này sẽ giúp giảm tình trạng sưng tấy ở vết tiêm và hạn chế bị sốt. Tuy nhiên các mẹ cần chú ý kiểm tra nhiệt độ bình để tránh bị nóng quá cho trẻ.

>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa trẻ bị sốt đi ngoài hiệu quả

Cách chăm sóc trẻ sau tiêm để phòng ngừa bị sốt 

Mũi tiêm 5 trong 1 là mũi tiêm quan trọng của trẻ. Do đó, mẹ nên chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho con trước khi tiêm.  

Sau khi tiêm, nên cần được ở lại trung tâm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình hình sức khỏe, nếu không phát hiện bất thường có thể về nhà nghỉ ngơi và theo dõi thêm 2 – 3 ngày. Trong thời gian chăm sóc tại nhà, mẹ nên áp dụng một số cách sau đây để giúp trẻ hạn chế bị sốt: 

Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm

  • Không nên cho trẻ nằm trực tiếp trước quạt. 
  • Không ủ ấm quá mức. Hạn chế đắp chăn và đội nón khi trẻ đang sốt. 
  • Tăng cường bổ sung dinh dưỡng, sữa mẹ cho trẻ. 
  • Sử dụng thức ăn lỏng, dễ tiêu với trẻ đã biết ăn dặm. 
  • Không cần kiêng tắm cho trẻ. Tuy nhiên không tắm quá lâu và nhiệt độ của nước không được thấp hơn cơ thể quá 2 độ C. 

Tổng kết 

Bài viết trên đã chia sẻ tới các mẹ những mẹo tiêm 5 trong 1 không bị sốt cũng như những thông tin hữu ích liên qua về mũi vắc xin này. Rất hy vọng chúng sẽ giúp ích được cho các mẹ trên hành trình “làm mẹ” thiêng liêng! 

5/5 - (1 bình chọn)