Trẻ mới sinh thường hay giật mình, nhất là trẻ từ 2 đến 4 tháng tuổi. Tại sao trẻ lại hay giật mình, đó là điều bình thường hay bất bình thường. Bài viết này sẽ “hóa giải” những nỗi băn khoăn của mẹ với vấn đề trẻ giật mình khi ngủ.
Khái niệm trẻ giật mình khi ngủ
Những ai chưa sinh con và kể cả với những bố mẹ có con lần đầu đều quen với hình ảnh bé nằm ngủ một cách đáng yêu, yên bình. Do đó, với một số chuyển động như bé vặn mình, giật mình khi ngủ, thậm chí là co cứng lại khiến bố mẹ cảm thấy ngạc nhiên.

Trẻ giật mình khi ngủ thực là một phản ứng tự nhiên khi bé mới chào đời, bố mẹ có thể hiểu như là phản xạ tìm vú mẹ, phản xạ đòi bú khi đói…Tên gọi của phản xạ này là Moro, khá đặc trưng và vô cùng phổ biến ở mỗi bé sơ sinh. Nhìn chung thì đây là phản xạ tự nhiên, vô hại, chúng biến mất đi bé được 3 đến 6 tháng tuổi.
Trẻ giật mình thường xuyên có nguy hiểm không?
Bé sơ sinh chưa có khái niệm tự kiểm soát, kiềm chế được những cơn chuyển động đó trên cơ thể, nhất là đối với hệ cơ bắp. Nguyên nhân là vì não bộ chưa liên lạc hoàn toàn với hệ thần kinh và cơ quan cơ thể.
Mặc dù trẻ giật mình khi ngủ có thể là phản xạ thông thường, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể là điều bất bình thường mà bố mẹ nào cũng nên quan tâm.
Khi trẻ giật mình thường xuyên có thể dẫn đến hệ lụy như
Bé ít tăng cân
Một giấc ngủ sâu sẽ giúp bé phục hồi sức khỏe, có được sự phát triển toàn diện về thể chất. Cũng khi bé ngủ ngon, cơ thể kích thích tuyến yên tiết ra hóc môn tăng trưởng chiều cao gấp 4 đến 5 lần so với bình thường.
Vậy nếu như bé hay quấy khóc, giật mình khi ngủ thì chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo, thể chất bé không phát triển. Dẫn đến bé chậm tăng cân, nhỏ hơn so với những bạn cùng trang lứa.

Giảm sự nhận thức
Trong năm đầu tiên khi bé mới sinh ra thì bộ não của bé rất dễ bị tổn thương, kích thích trước những tác động từ bên ngoài.
Các chuyên gia cho rằng, trẻ giật mình khi ngủ thường có khả năng học hỏi, trí nhớ và tư duy kém hơn so với những bé có giấc ngủ ngon.
Trong những năm tháng đầu đời này, hiện tượng giật mình khi ngủ còn là nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa hoạt động kém. Bé dễ mắc phải những bệnh nhiễm trùng, bệnh cao huyết áp, ngừng thở…
Bé bú kém, mẹ mất sữa
Trẻ giật mình, quấy khóc nhiều về đêm, đến khi mẹ cho ăn thì lại không chịu. Đó là do vốn dĩ bé đã không ngủ được ngon giấc, cơ thể mệt mỏi, cảm giác thèm ăn không còn khiến cho phản xạ bú giảm. Hậu quả sau đó là sữa mẹ cũng giảm đi, lâu dài có thể gây ra tình trạng mất sữa.
Tăng nguy cơ tử vong ở trẻ
Như chúng tôi đã nói, trẻ giật mình, mất ngủ, hay khóc liên tục trong thời gian dài có thể gây ra ức chế đối với hệ hô hấp, hệ thần kinh. Điều nguy hiểm nhất xảy đến có thể là mẹ ngừng thở, đột tử.
Ngoài ra những nguy cơ trên đây thì tình trạng giật mình khi ngủ còn khiến bé chậm lớn, dễ gặp phải chứng rối loạn về cảm xúc, trí tuệ không phát triển. Tương lai con sẽ gặp nhiều khó khăn trong công việc, cuộc sống. Do đó bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến biểu hiện giật mình của con, đừng bỏ qua bất cứ dấu hiệu nào và hãy đưa con đi khám bác sĩ khi có sự bất thường.
Nguyên nhân khiến trẻ giật mình
Trong giai đoạn này, do ngủ không sâu nên bé dễ bị giật mình thức giấc bởi tác động từ không gian, môi trường bên ngoài như: tiếng ồn lớn, nhiệt độ quá nóng, quá lạnh, tác động đột ngột.. hoặc một giấc mơ cũng khiến bé giật mình, gián đoạn giấc ngủ.
Bé chưa quen với môi trường ngoài bụng mẹ
Trước khi chào đời, em bé quen với môi trường ở trong bụng mẹ, vừa an toàn lại ấm áp. Sau khi sinh, những yếu tố mới như con người, ánh sáng, âm thanh, sự vật, đè điện…đều khiến bé phải tập thích ứng. Trong quá trình này, em bé không tránh khỏi những bỡ ngỡ, cả sự bất an và thường hay giật mình khi ngủ.

Bé thiếu canxi
Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng trẻ giật mình khi ngủ là do thiếu canxi. Bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ, từ đó có cách thức bổ sung canxi, vitamin D3 hợp lý nhất.
Ngoài ra, khi trẻ thiếu canxi sẽ kèm thêm một số dấu hiệu như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn…
Bé trào ngược dạ dày, đầy hơi
Khi mẹ cho bé bú, nếu không cẩn thận thì bé sẽ nuốt cả không khí vào trong bụng, từ đó gây ra đầy hơi, ọc ách, bé bị trào ngược dạ dày và nôn ra sữa. Trường hợp tưởng như rất bình thường này cũng khiến bé giật mình khi ngủ đó.
Bé nằm mơ thấy ác mộng
Không chỉ người lớn mà bé sơ sinh khi ngủ cũng sẽ mơ thấy ác mộng. Bé giật mình và quấy khóc nếu giấc mơ đó khiến bé bất an, sợ hãi. Tuy nhiên, càng lớn thì bé sẽ ít ngủ mơ thấy ác mộng hơn nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng đâu nhé.
Trẻ giật mình do bị ngạt mũi, giun kim
Những bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa, ngạt mũi, giun kim…có thể khiến trẻ giật mình khi ngủ, bởi chúng gây ra sự khó chịu trong khi cơ thể. Khi bé ngủ không ngon thì sẽ hay giật mình nhiều hơn. Bố mẹ hãy quan sát thật kỹ về các dấu hiệu của bệnh để đưa con đi khám và giải quyết kịp thời nhé.
Bé có bất thường về chức năng não bộ
Mặc dù trường hợp này không phổ biến, nhưng khi xảy ra thì khiến bé dễ giật mình khi ngủ. Để biết bé có sự bất thường nào về não bộ hay không thì cần được chẩn đoán chính xác bởi những người có chuyên môn.
Làm thế nào để trẻ hết giật mình và ngủ ngon hơn
Phản xạ giật mình sẽ trở nên nguy hại nếu kéo dài bất thường và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Dưới đây là một số biện pháp giúp trẻ hạn chế tối đa giật mình.

Không nô đùa với bé trước khi đi ngủ
Bố mẹ cần tránh những hoạt động khiến bé khó đi vào giấc ngủ như vui đùa quá mức, để bé cười/khóc nhiều, khiến bé mệt dễ giật mình khi ngủ. Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên nhìn quá lâu vào mắt bé, khiến con bị căng mắt, tỉnh táo và chẳng muốn đi ngủ.
Khi bé khóc đêm thì không nên dỗ
Có thể nói đây là mẹo giúp bé hết giật mình khi ngủ mà không bố mẹ nào cũng biết. Cứ tưởng như vô lý nhưng thực tế thì sau 1 đến 2 phút khóc, bé sẽ lại tự chìm vào giấc ngủ. Dù còn khó khăn nhưng dần dần bé sẽ biết cách để ngủ tiếp.
Ngoài ra, khi bé giật mình, khóc giữa đêm thì bố mẹ cũng không cần phải bật đèn sáng lên. Càng không nên bế ngay lập tức bởi sẽ tạo ra thói quen bé phụ thuộc. Bố mẹ cứ để con nằm, vỗ về nhẹ nhàng là được.
Không cho trẻ quá ăn no/đói khi đi ngủ
Mẹo để giúp trẻ được ngủ sâu giấc, không bị giật mình đó là không cho bé ăn quá no hoặc đói ngay trước khi đi ngủ. Bố mẹ nên tránh một số loại thực phẩm như pho mai, trứng, đồ ăn giàu protein…Bởi sẽ khiến hệ tiêu hóa bé hoạt động không tốt, gây đầy bụng, ợ hơi, bé khó chịu và ngủ không ngon giấc.
Tạo thói quen đi ngủ khoa học cho bé
Bé sơ sinh có giấc ngủ khoảng 16 tiếng mỗi ngày, 8 tiếng ban ngày và 8 tiếng vào ban đêm. Chu kỳ cho mỗi lần ngủ là 2 đến 3 tiếng. Một số bé lớn hơn thì có sự nhận thức rõ hơn về ban ngày, ban đêm, do đó thời gian ngủ ban ngày sẽ giảm xuống. Như vậy, bố mẹ nên cố gắng để giúp bé có được nhịp ngủ khoa học nhất nhé.
Một số cách dễ dàng khác để giúp bé không còn giật mình khi ngủ đó là
- Để nhiệt độ phòng ngủ thích hợp, tắt đèn khi ngủ.
- Cho bé ngậm ti giả.
- Giữ bé ở gần cơ thể mình.
- Quấn khăn cho các bé sơ sinh.
- Bổ sung đầy đủ vitamin D3 cho bé.
- Trước khi ngủ bật nhạc nhẹ nhàng cho bé nghe.
Ngoài ra, khi trẻ giật mình, quấy đêm, ngủ không ngon thì bố mẹ có thể cho con uống Adomir, là siro ngủ ngon được chiết xuất từ 2 thành phần thảo dược chính là Cây Nữ Lang và Tía Tô Đất có tác dụng giúp bé ngủ ngon, giảm kích thích, tạo sự thư giãn và thoải mái. Adomir dùng được cho cả trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi, tạo ra giấc ngủ sinh lý, an toàn.
Để được tư vấn kỹ hơn về Siro ngủ ngon Adomir, bố mẹ đừng ngần ngại gọi đến hotline 0854.902.902. Các dược sĩ của chúng tôi cũng sẽ chia sẻ thêm cho mẹ những cách để bé ngủ ngon.