Kiến thức khoa học về giấc ngủ của bé mà mẹ cần biết

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Hiểu đúng về giấc ngủ sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc giấc ngủ của con tốt hơn, từ đó giúp con phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ. Những kiến thức khoa học mới và chính xác nhất về giấc ngủ của bé sẽ được cung cấp trong bài viết này.

Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe của trẻ 

Giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần, thể chất và sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. 

Giấc ngủ ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ

Giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tinh thần, thể chất và sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ

Vai trò của giấc ngủ đối với thể chất 

Trẻ trong giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi chủ yếu phát triển thể chất trong lúc ngủ. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng hormone tăng trưởng ở trẻ sản sinh nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau.  

Nếu được ngủ đủ giấc và đúng giờ, trung bình sẽ đóng góp khoảng 5cm chiều cao và 0,8-1,5 kg cân nặng cho trẻ. Đó là lý do tại sao trẻ cần được ngủ đúng giờ, sâu giấc để cao lớn và khỏe mạnh hơn. 

Vai trò của giấc ngủ đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ 

Thời gian ngủ chính là lúc não nạp năng lượng, sắp xếp và lưu trữ thông tin thu thập được sau cả một ngày dài. Vì vậy một giấc ngủ sâu có tác dụng giúp trẻ tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và học tập tốt hơn.  

Trẻ thiếu ngủ, ngủ không sâu có thể dẫn tới tình trạng quấy khóc, cáu gắt, không tập trung, mệt mỏi. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ làm trí não trẻ chậm phát triển hơn so với bạn bè cùng trang lứa. 

Vai trò của giấc ngủ đối với hệ miễn dịch 

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và nâng cao sức đề kháng của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho hay, giấc ngủ có khả năng cải thiện chức năng của các tế bào miễn dịch, giúp trẻ chống lại các tác nhân như vi khuẩn, vi-rút… gây ốm, sốt, viêm nhiễm,… 

Thực tế cho thấy rằng những trẻ bị rối loạn giấc ngủ thường dễ mắc các bệnh lý ốm vặt như cảm cúm, viêm đường hô hấp,… hơn các bé có chất lượng giấc ngủ tốt.  

Giấc ngủ của bé diễn ra như thế nào? 

Một chu kỳ giấc ngủ của trẻ trải qua 5 giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn 1: Bé bắt đầu ngủ ở trạng thái ngủ lơ mơ và rất dễ bị đánh thức. Nhiều em bé có biểu hiện lắc đầu. Nhịp thở bé chậm dần. 
  • Giai đoạn 2: Mắt bé chuyển động chậm dần. Có thể ý thức một cách lơ mơ. Mọi chức năng cơ thể bé bị giảm. Bé vẫn dễ bị đánh thức bởi âm thanh. 
  • Giai đoạn 3: Bé im lặng và không cử động (mắt và chân tay bất động). Ở giai đoạn này, bé chỉ thức giấc khi có âm thanh to hoặc có sự lay động vào người bé. 
  • Giai đoạn 4: Bé im lặng và không cử động. Đây là giai đoạn ngủ sâu nhất và ngon nhất của bé, nếu bị đánh thức ở giai đoạn này, bé sẽ bị mất phương hướng và thức giấc trong trạng thái khó chịu 
  • Giai đoạn 5: Bé quay lại giai đoạn 2. Sau đó, bé đi vào giai đoạn gặp những giấc mơ. Các hoạt động cơ thể tăng nhanh khiến nhịp tim và huyết áp tăng. Mắt bé ở trạng thái chuyển động nhanh. 

Thời gian ngủ chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ 

Để đảm bảo sức khỏe và sự tăng trưởng toàn diện, mỗi giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ cần thời lượng ngủ khác nhau. Cụ thể thời gian ngủ chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ đã được khoa học chứng minh như sau: 

Trẻ sơ sinh: 

  • Ban ngày: 8 giờ 
  • Ban đêm: 8 – 9 giờ 
  • Cả ngày: 16 giờ 

Trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi: 

  • Ban ngày: 7 giờ 
  • Ban đêm: 8 – 9 giờ 
  • Cả ngày: 15,5 giờ 

Trẻ từ 2 – 3 tháng tuổi:  

  • Ban ngày: 4 – 5 giờ 
  • Ban đêm: 9 – 10 giờ 
  • Cả ngày: 15 giờ 

Trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi: 

  • Ban ngày: 4 giờ 
  • Ban đêm: 10 giờ 
  • Cả ngày: 14 giờ 

Trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi: 

  • Ban ngày: 3 giờ 
  • Ban đêm: 11 giờ 
  • Cả ngày: 14 giờ 

Trẻ từ 9 – 12 tháng tuổi: 

  • Ban ngày: 3 giờ 
  • Ban đêm: 11 giờ 
  • Cả ngày: 14 giờ 

Tuy nhiên thời gian ngủ không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng giấc ngủ của trẻ, mà điều quan trọng là trong thời gian ngủ trên, trẻ có được ngủ ngon và sâu giấc hay không. 

Tín hiệu khi cơn buồn ngủ của trẻ ập đến 

Tín hiệu cơn buồn ngủ của trẻ bao gồm 3 giai đoạn như sau: 

Tín hiệu cơn buồn ngủ của trẻ bao gồm 3 giai đoạn

Tín hiệu cơn buồn ngủ của trẻ bao gồm 3 giai đoạn

  • Giai đoạn 1: “Con hơi buồn ngủ”: Trẻ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện như: mắt lờ đờ, quay đầu khỏi kích thích, nhìn vào vô định. 
  • Giai đoạn 2: “Con muốn ngủ ngay lập tức”: Trẻ trở nên cau có, cáu gắt, đi kèm với các biểu hiện như: ngáp, chảy nước mắt, hắt hơi,… 
  • Giai đoạn 3: “Con quá mệt”: Đây là thời điểm con rất cần được đi ngủ ngay. Nếu không được đi ngủ, con sẽ ưỡn lưng, quấy khóc to, thậm chí là ngủ thiếp đi. 

Kết luận 

Bài viết đã cung cấp cho các mẹ những thông tin cơ bản nhất về giấc ngủ của bé. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các mẹ trong quá trình chăm sóc con. Để tìm hiểu thêm về giấc ngủ và những vấn đề về giấc ngủ thường gặp ở trẻ, mời tham khảo thêm các bài viết khác sau tại đây.

Đánh giá cho post