Hậu quả nguy hiểm sau chứng bệnh khóc đêm ở trẻ 

Trẻ khóc đêm có bình thường không còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Nếu trẻ trong thời gian dài không khóc đêm mà đột nhiên khóc đêm nhiều, khóc dữ dội, gào thét như đau đớn thì có thể là biểu hiện bất thường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hiện tượng khóc đêm ở trẻ

Hiện nay, có khoảng 30% trẻ trong độ tuổi từ 1 tuần đến 3 tháng tuổi mắc chứng khóc dạ đề. Dù phổ biến nhưng đây vẫn là một bí ẩn đối với nền y học, vì chưa thể nào lý giải được vì sao trẻ hay khóc đêm. 

Nếu trẻ hay khóc đêm hoặc khóc dạ đề liên tục và kéo dài, không chỉ có những tác động tiêu cực đến cơ thể trẻ, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ, vì phải thường xuyên thức đêm và lo lắng cho tình trạng của con. 

Tuy nhiên không phải tiếng khóc đêm nào cũng là khóc dạ đề. Vì vậy mẹ cần đặc biệt lưu ý, tránh bị nhầm lẫn. Theo quan điểm dân gian, trẻ khóc dạ đề sẽ đủ 3 tháng 10 ngày mới thôi. Ban ngày bé chơi rất ngoan nhưng khi đêm đến lại hay quấy khóc, vặn mình, thậm chí la hét và không thể dỗ. Tình trạng này được xem là dấu hiệu phát triển bình thường của trẻ khi phải làm quen với môi trường ngoài. Thông thường, thời gian quấy khóc của trẻ sẽ kéo dài khoảng 3 tiếng/ ngày. 

Hậu quả nguy hiểm của chứng khóc đêm ở trẻ 

Trong những năm tháng đầu đời, giấc ngủ là chìa khoá để con phát triển toàn diện. Vì vậy, việc trẻ khóc đêm kéo dài gây gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của trẻ. 

Suy giảm nhận thức 

Khóc đêm nhiều và thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng trí não yếu ớt, khả năng học hỏi và xử lý các tình huống trở nên chậm chạp. Về lâu dài, trẻ dễ bị suy giảm khả năng vận dụng trí óc, khả năng ghi nhớ và sự phát triển các giác quan. 

Trẻ khóc đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học hỏi và xử lý tình huống

Trẻ khóc đêm nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, học hỏi và xử lý tình huống

Tác động lên hệ miễn dịch  

Trẻ khóc đêm nhiều khiến chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, cơ thể dễ bị thiếu năng lượng do không được nghỉ ngơi. Từ đó, dẫn đến tình trạng mệt mỏi và làm cho sức đề kháng của trẻ bị giảm sút. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như cảm cúm, viêm đường hô hấp, đau họng,… 

Ảnh hưởng hormone tăng trưởng 

Trong những tháng đầu đời, giấc ngủ là thời điểm cơ thể bé phát triển. Khóc đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, hormone tăng trưởng bị suy giảm khiến con chậm lớn, chậm tăng cân, còi xương suy dinh dưỡng. 

Dễ mắc các bệnh về đường hô hấp  

Giấc ngủ không đảm bảo khiên trẻ bị giảm đề kháng, dẫn tới việc dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm amidan, viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa,…

Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp

Chất lượng giấc ngủ không đảm bảo sẽ khiến sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp

Nên làm gì khi trẻ khóc hàng đêm?

  • Mẹ cho con bú: khi con khóc đêm rất có thể do con bị đói, mẹ hãy cho con một bình sữa ấm hoặc bú sữa mẹ. Mẹ có thể giúp con quên đi cơn khóc bằng cách thay đổi núm vú. Tuy nhiên không nên cho trẻ ăn quá no hay bú quá nhiều vào mỗi tối nhất là trước giờ đi ngủ.
  • Giường và ga trải giường phải sạch sẽ, tránh sử dụng các loại bột giặt, nước xả gây kích ứng da trẻ.
  • Không nên để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày khiến buổi đêm trẻ khó ngủ.
  • Tạo môi trường trong phòng ngủ thật yên tĩnh, giảm tối đa ánh sáng, hạn chế người qua lại, nhiệt độ phòng phù hợp, thoáng mát.
  • Vỗ về, trò chuyện với con
  • Thay tã lót, luôn giữ cơ thể bé khô ráo, thường xuyên thay tã mới sau khi bé đi tiểu hay đại tiện.
  • Bổ sung canxi tự nhiên cho trẻ: trẻ đủ canxi trong cơ thể sẽ làm hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh thuận lợi hơn, con không còn hay bị giật mình khi ngủ, ngủ sâu giấc, ít quấy khóc hơn. 
  • Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc không rõ nguyên nhân kèm biểu hiện bệnh lý thì cha mẹ cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ khám kiểm tra và tư vấn nhé.