Tổng hợp 3 cách hạ sốt bằng lá tía tô cho bé an toàn

Áp dụng các mẹo dân gian là giải pháp được nhiều mẹ thực hiện để hạ sốt cho con. Trong đó, hạ sốt bằng lá tía tô là cách được nhiều mẹ tin tưởng hơn cả. Sau đây, Adomir sẽ hướng dẫn các mẹ các cách hạ sốt bằng lá tía tô hiệu quả và an toàn ngay tại nhà cho trẻ. Hãy cùng theo dõi nhé! 

Vì sao lá tía tô có thể dùng để hạ sốt cho trẻ? 

Tía tô là một loại cây thuộc họ Hoa Môi, cao khoảng 0,5 – 1m, lá mọc đối, mép có răng cửa, mặt dưới màu tím có lông tơ, mặt trên màu xanh lục. Ngoài công dụng như một loại rau thơm phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày, lá tía tô còn được biết đến là bài thuốc quý hạ sốt, giải cảm, an thai và trị ngộ độc hiệu quả trong Đông y.  

Đối với y học hiện đại, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong lá tía tô chứa các thành phần limonene, α-pinene, β-caryophyllene, linalool và perilla alcohol với mang lại hiệu quả cao trong: 

vi-sao-tia-to-co-the-ha-sot

Vì sao lá tía tô có thể dùng hạ sốt

  • Hạ sốt: Giúp giãn mạch máu ngoài da, giãn nở lỗ chân lông, tăng tiết bã nhờn, từ đó hỗ trợ làm mát và hạ nhiệt nhanh. 
  • Thư giãn: Giúp cơ thể và tinh thần của trẻ được thư giãn, giảm bớt cảm giác khó chịu khi bị sốt. 
  • Kháng khuẩn: Ngoài ra, trong lá tía tô còn có chất kháng khuẩn và chống viêm cực tốt, có khả năng ức chế tụ cầu khuẩn. 

Chính vì những lý do đó, lá tía tô được ưa chuộng sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị sốt cho trẻ. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, mời các mẹ hãy cùng theo dõi tiếp ở phần bài viết bên dưới. 

>> Xem thêm: Mách bạn cách hạ sốt cho trẻ bằng cây nhọ nồi an toàn

Hạ sốt bằng lá tía tô cho bé trong trường hợp nào? 

Cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô được nhiều mẹ áp dụng, tuy nhiên không phải trường hợp cũng có thể sử dụng. 

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, biện pháp này chỉ nên được áp dụng cho những trường hợp sốt nhẹ như: 

  • Sốt do cảm lạnh.  
  • Sốt do tiêm phòng. 
  • Sốt do côn trùng cắn  
  • Sốt mọc răng. 

Trong trường hợp trẻ bị sốt cao hoặc sốt xuất huyết, mẹ không nên dùng lá tía tô mà cần được áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu. Ngoài ra, mẹ cần dừng sử dụng ngay nếu phát hiện bất cứ tình trạng dị ứng hoặc bất thường nào xảy ra ở trẻ.   

Hạ sốt bằng lá tía tô có an toàn không? 

ha-nhiet-bang-la-tia-to

Hạ sốt bằng lá tí tô có an toàn

Một trong những lo lắng của mẹ khi sử dụng lá tía tô hạ sốt cho bé là có đảm bảo an toàn hay không. Theo các chuyên gia, lá tía tô không độc và lành tính nên rất an toàn với trẻ.  

Chính vì vậy, các mẹ có thể yên tâm sử dụng cho con, tuy nhiên nên theo dõi sát sao phản ứng của trẻ để dừng lại và xử lý kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng bất thường như nổi mẩn, phát ban… 

Các cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô mẹ nên biết 

Trong dân gian có rất nhiều cách hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô. Sau đây, Adomir sẽ giới thiệu tới các mẹ 3 cách làm được áp dụng phổ biến nhất. 

Uống nước lá tía tô  

uong-nuoc-la-tia-to

Uống nước lá tía tô

Nguyên liệu: 

  • Lá tía tô. 

Cách làm: 

  • Lá tía tô rửa sạch, ngâm qua nước muối để làm sạch bụi. 
  • Cho lá tía tô vào nồi, thêm 500ml nước rồi đun lửa nhỏ. 
  • Đợi khoảng 5 phút thì chắt ra, chia làm nhiều lần cho trẻ uống. 

Lưu ý: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ tuyệt đối không cho con uống trực tiếp. Thay vào đó, nên uống lá tía tô sau đó cho bé ti sữa để trẻ nhận được dưỡng chất gián tiếp. 

Ưu điểm: 

  • Đun sôi lá tía tô giúp loại bỏ vi khuẩn trong lá. 
  • Khi đun sôi, lá tía tô không còn vị hăng nên trẻ dễ uống hơn. 

Nhược điểm: 

  • Việc đun ở nhiệt độ cao có thể khiến cho tinh dầu và các dược chất vốn có bị hao hụt đi. 

Dùng lá tía tô chườm ngoài cho trẻ 

dung-tia-to-chuom-ngoai-cho-be

Dùng lá tía tô chườm ngoài cho trẻ

Nguyên liệu: 

  • Lá tía tô tươi. 
  • 1-2 cái khăn xô mềm. 

Cách làm: 

  • Lá tía tô rửa sạch, ngâm với nước muối. 
  • Cho lá tía tô vào cối giã nát rồi bọc vào khăn. 
  • Lau hoặc chườm lên các vị trí như trán, nách, bẹn để giúp trẻ hạ nhiệt. 

Lưu ý: Khi chườm mẹ nên chọn loại khăn mềm, không vương sợi bông, thao tác nhẹ nhàng và tránh việc chà xát để không làm da trẻ tổn thương. Ngoài ra, mẹ cần hạn chế lau vào các khu vực gần mắt, mũi và những vùng da đang bị trầy xước. 

Ưu điểm: 

  • Dùng lá tía tô tươi sẽ giữ được nguyên vẹn dược chất của lá, đảm bảo mang lại hiệu quả cao hơn. 
  • Phương pháp này có thể dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Nhược điểm: 

  • Mùi hăng của lá tía tô có thể khiến trẻ thấy khó chịu. 
  • Dịch chiết của lá tía tô có màu khá đậm nên thường để lại vết bẩn trên da và quần áo của trẻ. 

Cho trẻ ăn cháo tía tô

chao-la-tia-to

Cháo lá tía tô

Nguyên liệu: 

  • Gạo tẻ. 
  • Lá tía tô. 
  • Gia vị. 

Cách làm: 

  • Lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó thái sợi vừa ăn. 
  • Vo gạo sạch, cho vào nồi ninh. 
  • Mẹ có thể nấu cháo trắng hoặc cháo thịt tùy theo sở thích của trẻ. 
  • Đợi khi cháo chín thì cho tía tô đã thái nhỏ vào. 
  • Múc cháo ra bát, cho trẻ thưởng thức ngay khi còn nóng. 

Ưu điểm: 

  • Lá tía tô khi nấu cháo sẽ bớt nồng và dễ ăn nên được các trẻ yêu thích. 
  • Ngoài việc giải cảm, cháo tía tô còn cung cấp chất dinh dưỡng, giúp trẻ dễ tiêu và hấp thụ dinh dưỡng. 

Nhược điểm: 

  • Lá tía tô nấu chín khiến cho tinh dầu và dược chất bị giảm bớt đi nhiều. 

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hạ sốt bằng chanh cho trẻ tại nhà hiệu quả

Những lưu ý khi hạ sốt bằng lá tía tô cho bé 

Như vậy có thể thấy, hạ sốt cho bé bằng lá tía tô có thể mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau khi áp dụng: 

luu-y-khi-ha-sot-bang-la-tia-to

Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ bằng lá tía tô

  • Lựa chọn lá tía tô sạch, không nên mua những loại lá có màu sắc và kích thước bất thường.  
  • Không nên dùng quá nhiều cho trẻ để tránh trẻ bị khó chịu và gặp kích ứng. 
  • Nên cho trẻ mặc quần áo mỏng kết hợp chườm ấm toàn thân để con mau chóng hạ nhiệt. 
  • Việc hạ sốt bằng lá tía tô chỉ có hiệu quả khi trẻ sốt dưới 38,5. 
  • Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để tránh những biến chứng xảy ra. 

Tổng kết 

Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ C, mẹ có thể cho trẻ hạ sốt bằng lá tía tô để giảm thân nhiệt tốt hơn. Một số cách thường được áp dụng là uống nước lá tía tô, dùng lá tía tô chườm ngoài, ăn cháo lá tía tô. Tuy nhiên với các trường hợp nặng hơn, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

5/5 - (2 bình chọn)