Chứng hoảng sợ ban đêm là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục 

Chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ là một căn bệnh nguy hiểm, nếu kéo dài lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và sự phát triển của trẻ. Để có thể phòng ngừa và điều trị dứt điểm chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ, trước hết cha mẹ cần tìm hiểu và biết chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong bài viết này Adomir sẽ bật mí đến bạn đọc chứng hoảng sợ ban đêm là gì, nguyên nhân cũng như cách điều trị dứt điểm chứng hoảng sợ ban đêm cho trẻ nhỏ. Mời bạn cùng theo dõi nhé.

Chứng hoảng sợ ban đêm là gì? 

chung-hoang-so-ban-dem-la-gi

Chứng hoảng sợ ban đêm là gì?

Chứng hoảng sợ vào ban đêm là tình trạng bị hoảng loạn trong khi ngủ, còn được gọi với tên khác là hội chứng giấc ngủ kinh hoàng. Thực chất đây là một trong những hậu quả của rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hệ thần kinh của trẻ bị rối loạn, kết hợp với căng thẳng kéo dài dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy nhược. 

Chứng hoảng sợ ban đêm là tình trạng thường gặp ở nhiều người, ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó phổ biến nhất là độ tuổi từ 5-12 tuổi. Khi bị hội chứng này, trẻ sẽ một số biểu hiện như hoảng hốt, la hét và quấy khóc. Chính vì vậy, nhiều người thường nhầm lẫn bệnh này với ác mộng hoặc cơn miên hành ở trẻ em nhưng thực ra đây là hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Đây là hiện tượng 

Dấu hiệu khi trẻ mắc chứng hoảng sợ ban đêm 

Nếu chú ý quan sát kỹ giấc ngủ của con, bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết được chứng bệnh hoảng sợ ban đêm ở trẻ qua 8 triệu chứng điển hình sau:

  • Trẻ đang ngủ sẽ đột ngột tỉnh dậy với trạng thái tâm lý bất thường, không ổn định, thể hiện sự hoảng hốt, lo lắng. Một số hành động khác bố mẹ có thể thấy như: quấy khóc, la hét giữa đêm, đập tay đập chân thật mạnh xuống giường.
  • Cơ thể sẽ toát ra nhiều mồ hôi, thậm chí khiến quần áo hay chăn gối của trẻ bị ướt.
  • Một số trường hợp, mặc dù trẻ mở mắt nhưng trong tiềm thức, chúng vẫn đang ngủ thiếp đi, trạng thái tâm lý lúc này đang rất hoảng loạn, cha mẹ sẽ không thể đánh thức trẻ dậy được.
  • Trong cơn hoảng loạn, một số trẻ sẽ có những biểu hiện của bệnh mộng du như: đột nhiên tỉnh giấc và chạy khỏi giường, đi lại loanh quanh trong nhà, thậm chí là chạy ra ngoài đường. Thực chất, những hành động này được thực hiện trong vô thức, trẻ không hề nhận thức được những gì mình đã làm.
  • Khi bị giữ lại hoặc bị kiềm chế, có thể trẻ sẽ thực hiện một số hành động gây nguy hiểm cho chính bản thân mình.
  • Cha mẹ có thể cảm nhận được sự khác thường trong nhịp thở của trẻ. Trẻ thở nhanh, mạnh, thở hổn hển, mặt đỏ bừng không rõ lý do.
  • Cơn hoảng loạn của trẻ sẽ xuất hiện trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, thường diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn chỉ khoảng 15 phút, sau đó trẻ sẽ tiếp tục ngủ thiếp đi.
    Khi tỉnh dậy vào sáng ngày hôm sau, trẻ sẽ không hề có một chút ký ức gì về những gì đã xảy ra trong đêm.

Nguyên nhân gây ra chứng hoảng sợ ban đêm 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ, trong đó nguyên nhân chính là do hệ thần kinh của trẻ nhỏ chưa hoàn toàn hoàn thiện, hoạt động thâm thần chưa ổn định. Chính vì vậy, trẻ sẽ có các biểu hiện như giật mình quấy khóc, dễ xúc động, hoảng loạn trong khi ngủ. 

Ngoài ra, chứng hoảng sợ ban đêm có thể do một số nguyên nhân khác như: 

nguyen-nhanh-chung-hoang-so-ban-dem

Nguyên nhân chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ

  • Do hệ thần kinh chưa ổn định: Đây là nguyên nhân chính gây nên chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ. Hệ thần kinh của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa chưa phát triển toàn diện, hoạt động tâm thần chưa được ổn định. Chính vì vậy, trong khi trẻ ngủ thường xuất hiện một số triệu chứng như: giật mình quấy khóc, hoảng loạn, lo sợ,… Ngoài ra, những thông tin mới mẻ được tiếp thu từ ban ngày đôi khi khiến trẻ rơi vào trạng thái tâm lý không ổn định, dẫn đến khi ngủ trẻ dễ bị hoảng loạn, lo lắng. 
  • Những thông tin trẻ tiếp nhận vào ban ngày đã tác động đến hệ thần kinh của trẻ, khiến trẻ cảm thấy sợ và hoảng hốt.
  • Do trẻ bị nghẹt mũi dẫn đến khó thở: Khi bị nghẹt mũi, việc hít thở của trẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Lúc này, cơ thể trẻ sẽ bị thiếu dưỡng khí, lượng oxy cần cung cấp cho não không đủ gây ảnh hưởng đến quá trình làm việc của não bộ, khiến não hoạt động không ổn định. Từ đó tác động hệ thần kinh trung ương, khiến hệ thần kinh bị rối loạn và dễ gây nên chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ.
  • Do môi trường ngủ không thoải mái, có nhiều tiếng ồn lớn và mạnh, tác động đến hệ thần kinh khiến trẻ cảm thấy hoảng sợ, lo lắng.
  • Do trẻ gặp vấn đề về đường ruột: Trẻ nhỏ thường gặp một số vấn đề về đường ruột như: có nhiều giun, chướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… Phần lớn các hormone có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và giấc ngủ của trẻ đều được sản sinh ra từ đường ruột. Chính vì vậy, khi đường ruột của trẻ không khỏe mạnh sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, khiến cho chứng bệnh hoảng hốt xảy ra. 
  • Do di truyền: thông thường, những gia đình có người bị chứng hoảng sợ ban đêm thì tỷ lệ những thế hệ sau bị mắc căn bệnh này rất cao.
  • Do thiếu cảm giác an toàn khi ngủ: Môi trường ngủ không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ cần chuẩn bị một môi trường ngủ thoải mái, tạo cảm giác an toàn cho trẻ bằng cách sử dụng các loại đèn có ánh sáng dịu nhẹ, tránh những tiếng ồn lớn và mạnh, mặc quần áo thoải mái cho bé,… Ngoài ra, tuyệt đối cha mẹ không được để những vật sắc nhọn trong phòng ngủ khiến hạn chế tình trạng trẻ bị mộng du. 

Hậu quả chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ 

Gây tổn thương cho trẻ 

Khi trẻ mắc hội chứng này, trong cơn hoảng loạn, trẻ có thể không kiểm soát được hành vi của mình. Chính vì vậy, nhiều trường hợp, trẻ đã làm những hành động gây nguy hiểm cho bản thân hoặc những người xung quanh khi bị kiềm chế, bị giữ lại. Trẻ có thể lăn khỏi giường, chạy quanh nhà, thậm chí là chạy ra ngoài đường… 

Chậm phát triển thể chất 

Trong khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone tăng trưởng. Lượng hormone được tiết ra sẽ nhiều gấp 4 lần so với bình thường. Chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của giấc ngủ, trong khi từ 22h đêm đến 1h sáng ngày hôm sau, lượng hormone tăng trưởng sẽ đạt đỉnh.

Chính vì vậy, khi trẻ mắc hội chứng này, hormone tăng trưởng sẽ không đủ gây cản trở quá trình phát triển thể chất của trẻ, trẻ sẽ chậm phát triển hơn bạn bè đồng trang lứa. 

Hệ miễn dịch suy giảm 

hau-qua-tre-mac-hoang-so-ban-dem

Hệ miễn dịch suy giảm

Hầu hết các tế bào, kháng thể chống nhiễm trùng và các loại protein bảo vệ cơ thể đều được sản sinh trong lúc ngủ. Những đứa trẻ bị mắc chứng hoảng sợ ban đêm sẽ khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo. Vì vậy, chúng thường dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, dế ốm vặt,… do hệ miễn dịch không mấy khỏe mạnh. 

Chậm tăng cân, biếng ăn, tiêu hóa kém 

Khi mắc hội chứng hoảng sợ ban đêm, giấc ngủ của trẻ sẽ bị gián đoán. Sau khi cơn hoảng loạn, lo sợ kết thúc, trẻ rơi vào trạng thái tâm lý không ổn định, thường lo sợ bất an khiến cho chất lượng giấc ngủ không đảm bảo. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị của trẻ, làm giảm cảm giác thèm ăn, khiến trẻ ăn không ngon miệng. Từ đó, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động kém đi. 

Giảm khả năng nhận thức 

Não bộ của trẻ nhỏ thường dễ bị tổn thương, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời. Lúc này, sự phát triển của não bộ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây kích thích. Trong khi đó, trẻ bị chứng hoảng sợ ban đêm sẽ thường có các biểu hiện như: hoảng sợ, giật mình khóc thét,…

Việc này sẽ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và trạng thái tâm lý của trẻ. Khả năng nhận thức và xử lý tình huống của những đứa trẻ này sẽ kém hơn so với những đứa trẻ có một giấc ngủ tốt. 

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ 

Trong cơn hoảng loạn, trẻ có thể sẽ có một số triệu chứng như: hoảng loạn, lo sợ, giật mình khóc thét liên tục. Đây là một trong những nguyên nhân gây tiềm ẩn nguy cơ ức chế hô hấp, gây ngừng thở và thậm chí khiến trẻ bị đột tử. Nguy cơ này sẽ tăng cao hơn nếu chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ diễn ra trong thời gian dài, với tần suất dày đặc. 

Tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ 

Chứng hoảng sợ ban đêm sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ. Khi tần suất các cơn hoảng sợ diễn ra ngày càng nhiều, tinh thần của trẻ sẽ rơi vào trạng thái bất ổn. Trẻ sẽ thường xuyên cáu gắt, bực bội, không hòa đồng. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tính cách của trẻ sau này. 

Phương pháp điều trị chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ

Chứng hoảng sợ vào ban đêm là tình trạng phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, việc tìm hiểu kỹ kiến thức về chứng hoảng sợ ban đêm để tìm ra biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn này là việc làm vô cùng cần thiết.  

Cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau đây: 

phuong-phap-dieu-tri-chung-hoang-so-ban-dem

Phương pháp điều trị chứng hoảng sợ ban đêm ở trẻ

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều bộ phim thuộc thể loại kinh dị hoặc những câu chuyện rùng rợn khiến trẻ cảm thấy sợ hãi. 
  • Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, bia,… 
  • Cho trẻ ăn vừa đủ, không nên cho ăn quá no trước khi đi ngủ để tránh tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến giấc ngủ 
  • Xây dựng thời gian ngủ khoa học cho bé, hạn chế thức khuya 
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái cho trẻ bằng cách sử dụng các loại đèn có ánh sáng dịu nhẹ, tránh những tiếng ồn lớn,… các yếu tố này cũng được áp dụng trong hạn chế hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ nhỏ.
  • Thực hiện một số “thủ tục” giúp trẻ thư giãn trước khi ngủ như: kể chuyện cổ tích, cho trẻ tập một số bài tập nhẹ nhàng… Cha mẹ lưu ý cần tránh những hoạt động gây tiêu hao nhiều năng lượng. 
  • Để tránh những tổn thương khi trẻ bị hoảng sợ ban đêm, trước khi đi ngủ, cha mẹ cần đóng chặt các cửa, không để các vật sắt nhọn trong phòng ngủ để trẻ không bị mộng du 
  • Khi thấy trẻ đang trong cơn hoảng hốt, cha mẹ không nên vì quá lo lắng mà đánh thức trẻ dậy. Lúc này, tinh thần của trẻ đang không ổn định, việc làm này có thể vô tình khiến trẻ càng rơi vào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi. Thay vào đó, cha mẹ có thể vỗ nhẹ lưng, thủ thỉ với trẻ để chúng có thể vượt qua cơn hoảng loạn này. 
  • Nếu trong khi ngủ, trẻ rơi vào trạng thái hoảng sợ đi kèm với một số hành động của chứng động kinh, cha mẹ tuyệt đối không nên nhét bất cứ vật gì vào miệng trẻ mà nên đưa trẻ đến gặp bác sỹ để được thăm khám để điều trị sớm nhất. 

Chứng hoảng sợ ban đêm (còn họi là hội chứng giấc ngủ kinh hoàng) là căn bệnh nguy hiểm, để lại rất nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có biểu hiện của chứng bệnh này, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có những biện pháp cải thiện kịp thời.

Tổng kết 

Chứng hoảng sợ ban đêm là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả khôn lường. Hy vọng với những giải pháp mà chúng tôi chia sẻ chi tiết chứng hoảng sợ ban đêm là gì, dấu hiệu, nguyên nhân cũng như cách phương pháp điều trị giúp cha mẹ có thể nắm rõ được tình trạng này và bạn chế ảnh các ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Trong trường hợp trẻ bị sang chấn tâm lý, cha mẹ cần cho bé đi khám để tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

5/5 - (2 bình chọn)