Trẻ sinh mổ thở khò khè khiến cho các bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng, đứng ngồi không yên. Tình trạng này có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm cho trẻ. Vậy tại sao trẻ sinh mổ lại thở khò khè? Cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ như thế nào? Mời cha mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết.
Hiện tượng trẻ sinh mổ khò khè
Trẻ sinh mổ khi chào đời sẽ có xuất phát điểm thấp về sức khỏe và trí tuệ tinh thần. Thở khò khè là một hiện tượng hô hấp thường gặp ở những trẻ sinh mổ. Tiếng thở khò khè của trẻ thường phát ra vào những thời điểm trẻ đang ngủ hoặc đang thở. Tiếng thở khò khè nghe khá giống với tiếng ngáy. Tuy nhiên, nếu mẹ chú ý, quan sát thật kỹ thì có thể dễ dàng phân biệt âm thanh của tiếng ngày và tiếng thở khò khè của trẻ. Tiếng thở khò khè có tần suất không đều, âm thanh nhỏ hơn với tiếng ngáy. Mẹ chỉ có thể nghe thấy âm thanh này khi áp sát tai vào miệng hoặc mũi của trẻ.
Hiện tượng trẻ sinh mổ bị khò khè
Trên thực tế, tình trạng thở khò khè có thể xảy ra ở mọi trẻ, kể cả trẻ sinh thường. Đây là dấu hiệu của một số bệnh về đường hô hấp. Cha mẹ không cần quá lo lắng, tình trạng này có thể khỏi sau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt, trẻ thở khò khè kéo dài, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sỹ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị.
Tại sao trẻ sinh mổ bị khò khè?
Trước khi tìm hiểu về cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ, cha mẹ cần hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ. Trên thực tế, trẻ sinh mổ thở khò khè xuất phát từ hai nguyên nhân chính sau:
Phổi còn sót lại dịch ối
Đối với trẻ sinh thường, để có thể ra ngoài, trẻ bắt buộc phải ép ngực khiến nước ối phải tống ra hết bên ngoài. Còn đối với trẻ sinh mổ, việc không qua đường sinh tự khiến của mẹ khiến phổi của trẻ không được tử cung ép chặt để vắt sạch dịch ối. Chính vì vậy, phần lớn trẻ sinh mổ đều bị tồn dịch phổi, thường bị khò khè hoặc mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
Hệ miễn dịch hoàn thiện chậm
So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ có hệ miễn dịch yếu hơn, dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, hen suyễn.
Trên thực tế, có khoảng 70% tế bào miễn dịch nằm trong đường tiêu hóa. Hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể sản sinh ra những kháng thể để chống lại bệnh tật. Trong khi đó, trẻ sinh mổ sẽ không được tiếp cận với những lợi khuẩn từ âm đạo của mẹ. Các lợi khuẩn chậm khu trú ở đường ruột khiến trẻ có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ, cơ thể mẹ sẽ sản sinh ra các loại hormone giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện. Trẻ sinh mổ sẽ không được nhận điều này.
Trẻ sinh mổ bao lâu thì hết khò khè?
Đối với trẻ sinh mổ bị khò khè do nhiễm virus, cảm cúm hoặc cảm lạnh, cha mẹ không quá lo lắng. Mẹ chỉ cần theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ, chăm sóc trẻ cẩn thận là bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày.
Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ sinh mổ thở khò khè đi kèm với sốt, thời gian để bé khỏi bệnh sẽ kéo dài hơn. Cha mẹ cần theo dõi trẻ thật kỹ, nếu thấy biểu hiện bất thường cần cho trẻ đi thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Tóm lại, trẻ sinh mổ khò khè không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, khiến trẻ mắc bệnh mãn tính về đường hô hấp.
Bật mí cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ
Dưới đây là một số cách điều trị khò khè cho trẻ sinh mổ hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng:
Cho trẻ bú mẹ để hoàn thiện hệ miễn dịch
Sữa mẹ là nguồn cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho bé. Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Các dưỡng chất có trong sữa mẹ như: HMOs, nucleotides, bifidobacterium,… giúp củng cố hệ miễn dịch, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Chính vì vậy, để tráng tình trạng trẻ thở khò khè, sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú sớm để bé được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Vệ sinh mũi cho trẻ
Vệ sinh mũi cho trẻ
Một trong những cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ được chuyên gia khuyên làm là rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nước muối có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt, giúp loại bỏ những chất dịch nhầy ra khỏi mũi của trẻ, giúp trẻ dễ thở hơn. Thực hiện rửa mũi cho trẻ từ 1-2 lần mỗi ngày, tình trạng thở khò khè của trẻ sinh mổ sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ
Không gian sống sạch sẽ, thoáng mát sẽ giúp cho tình trạng thở khò khè của trẻ sinh mổ sớm cải thiện. Để làm được điều này, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, hạn chế đến nơi đông người, khi ra ngoài cần đeo khẩu trang cẩn thận.
- Giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là ban đêm khi trẻ đi ngủ
- Vệ sinh chăn ga, gối đệm, đồ chơi của trẻ thường xuyên để loại bỏ hết bụi bẩn, nấm mốc
- Giặt quần áo cho trẻ bằng những loại nước giặt dành riêng cho trẻ nhỏ
- Vệ sinh mũi họng cho bé bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
Cho trẻ tắm nắng
Tắm nắng là một trong những cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ được nhiều cha mẹ áp dụng. Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động của hệ miễn dịch. Thiếu vitamin D sẽ khiến hệ xương và hệ răng của trẻ chậm phát triển, đồng thời gây suy yếu sức khỏe miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Cho trẻ tắm nắng
Để bổ sung vitamin D cho trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất này, ngoài ra cần thường xuyên cho trẻ tắm nắng. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ tắm nắng từ 6-9 giờ hoặc sau 5 giờ chiều để hạn chế tiếp xúc với tia UV.
Tiêm phòng đầy đủ
Hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh sinh mổ còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Để lấp đầy lỗ hổng miễn dịch, cha mẹ cần cho bé tiêm phòng đầy đủ để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho trẻ, các thành viên trong gia đình cũng cần tiêm phòng đầy đủ.
Trẻ sinh mổ bị khò khè khi nào cần đưa đến bác sĩ?
Trẻ sinh mổ thở khò khè có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường hô hấp. Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng hô hấp, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ gặp tình trạng này, cha mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu của trẻ. Nếu thấy trẻ có một trong những dấu hiệu dưới đây, cần đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời:
Đưa trẻ sinh mổ bị khò khè đến gặp bác sĩ
- Trẻ bị khó thở, thở khò khè, mặt mũi tím tái, đặc biệt là trẻ dưới 3 tháng tuổi
- Trẻ ho có đờm, đờm vàng và có mùi hôi, thở khò khè kéo dài 2-3 tuần mà không cải thiện
- Trẻ thở khò khè kèm với một số triệu chứng như: ho, sổ mũi, sốt cao, nôn trớ khi ăn.
Tổng kết
Trên đây là nguyên nhân và những cách trị khò khè cho trẻ sinh mổ hiệu quả được các chuyên gia khuyên làm. Hy vọng rằng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình chăm con và nuôi con khôn lớn.