Sốt là hiện tượng phổ biến của miễn dịch cơ thể. Việc hạ sốt nhanh và đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khoẻ của trẻ. Mời các mẹ cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu con sốt và cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ trong bài viết sau đây.
Tại sao trẻ bị sốt?
Trẻ bị sốt khi cơ thể đang đấu tranh chống lại một loại vi khuẩn hoặc virus nào đó. Sốt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch để đối phó với bệnh tật. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra sốt ở trẻ nhỏ bao gồm:
Nguyên nhân trẻ bị sốt
- Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sốt của cơ thể. Một số bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ là viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, sởi, quai bị, nhiễm trùng não,… Trong trường hợp này, sốt được xem là cách hệ miễn dịch phòng vệ để giảm sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
- Mọc răng: Sốt mọc răng thường diễn ra từ 1-2 ngày và cha mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ sốt do mọc răng.
- Tiêm phòng: Sau khi tiêm phòng trẻ thường bị sốt. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể.
- Cha mẹ cần chuẩn bị kiến thức và tham khảo tư vấn từ bác sỹ để có các biện pháp xử lý tốt nhất khi trẻ sốt sau khi tiêm phòng.
- Mặc nhiều quần áo: Do cơ thể trẻ chưa có khả năng tự điều chỉnh thân nhiệt, nên nếu mẹ cho bé mặc quá nhiều quần áo, ủ chăn kín hoặc ở trong môi trường nóng sẽ khiến trẻ bị sốt
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt
Để xác định liệu trẻ của bạn có bị sốt hay không, mẹ có thể kiểm tra các dấu hiệu sau:
- Nhiệt độ cơ thể: Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ cao hơn 38 độ C.
- Da đỏ hoặc nóng: Đây là một dấu hiệu khá rõ ràng khi trẻ bị sốt. Da của trẻ có thể đỏ hoặc nóng hơn so với bình thường.
- Khát nước
- Buồn nôn hoặc nôn mửa: Một số trẻ có thể buồn nôn hoặc nôn mửa khi bị sốt.
- Lơ mơ. Đổ mồ hôi.
- Chán ăn, bỏ bú.
- Quấy khóc, cáu gắt.
Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
Trẻ bị sốt có nguy hiểm hay không?
Trẻ bị sốt có nguy hiểm hay không
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật, vì vậy nó không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nếu được cha mẹ xử lý kịp thời và đúng cách. Do đó, để đánh giá sốt có nguy hiểm không, mẹ cần kết hợp quan sát những dấu hiệu khác của trẻ để kết luận độ nghiêm trọng của bệnh lý.
Có khi trẻ sốt cao nhưng không nguy hiểm, không phải bệnh quá nặng. Ngược lại, có trẻ không sốt hoặc thậm chí thân nhiệt hạ bất thường lại tiềm ẩn nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu sốt kéo dài trong một thời gian dài và không được điều trị kịp thời hoặc trẻ sốt cao trên 39 độ C, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như co giật và viêm não.
Các cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Trường hợp trẻ sốt nhẹ, thân nhiệt khoảng 37.5 – 38 độ C, phụ huynh có thể chăm sóc bé tại nhà với một số cách hạ sốt nhanh cho trẻ dưới đây:
Gừng tươi
Gừng là một trong những vị thuốc nổi tiếng trong Đông y với nhiều công dụng đối với sức khoẻ. Trong đó, hạ sốt là một trong những công dụng nổi bật của gừng tươi.
Gừng có vị cay, tính ôn, có công dụng làm ấm, kháng viêm, thải độc cho cơ thể rất tốt. Do vậy, đây là vị thuốc rất an toàn giúp trẻ hạ sốt.
Cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất bằng gừng tươi được thực hiện như sau:
Gừng tươi
Chuẩn bị nguyên liệu: Gừng tươi, lê, tỏi mỗi thứ 1 củ/quả,20g đường phèn, 3g muối hạt, 15ml mật ong.
Cách làm:
- Rửa sạch gừng tươi, lê, tỏi rồi thái mỏng. Riêng gừng thái chỉ.
- Thêm mật ong, muối, đường phèn vào cùng rồi tiến hành hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Lọc phần nước cốt thu được cho vào bình thủy tinh, cất trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách dùng:
- Với trẻ < 1 tuổi: Cho trẻ uống mỗi ngày khoảng 3ml, chia làm 2 lần uống.
- Với trẻ < 6 tháng tuổi: Với hỗn hợp trên mẹ cần hòa thêm với nước ấm rồi cho trẻ uống.
- Với trẻ > 1 tuổi: Cho trẻ uống mỗi ngày 5ml, chia làm 3 lần uống.
Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi, trong thành phần của bài thuốc mẹ nên thay mật ong bằng nước cốt chanh.
Sử dụng giấm táo
Giấm táo có tính axit, cũng là cách hạ sốt nhanh cho bé hiệu quả và an toàn. Cha mẹ có thể làm theo các bước sau để sử dụng giấm táo:
Giấm táo
- Lấy một chén nước ấm và đổ vào 1-2 muỗng canh giấm táo.
- Nhúng miếng vải hoặc khăn mềm vào dung dịch giấm táo, sau đó vắt khô.
- Đắp giấm táo lên trán, cổ và nách của trẻ trong khoảng 5-10 phút.
- Lặp lại quá trình này nếu cần thiết.
Dùng lá bàng non
Lá bàng non có chứa các hoạt chất sinh học và axit hữu cơ, giúp giảm đau, giảm viêm và hạ sốt hiệu quả. Cha mẹ có thể áp dụng phương pháp sau để sử dụng lá bàng non:
- Lấy một ít lá bàng non và rửa sạch.
- Cho lá bàng non vào nồi nước sôi, đun khoảng 5-10 phút.
- Sau khi nước đã nguội xuống, dùng một khăn mềm nhúng vào nước, sau đó vắt khô.
- Đắp khăn lên trán của trẻ trong khoảng 10-15 phút.
- Lặp lại quá trình này nếu cần thiết.
Dù sử dụng lá bàng non rất hiệu quả, cha mẹ cần chú ý đến việc không cho trẻ uống nước từ lá bàng non, vì có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc buồn nôn.
Lá tía tô
Được biết đến như một loại rau phổ biến trong các bữa ăn hằng ngày, lá tía tô còn nổi tiếng với những bài thuốc quý, đặc biệt là chữa bệnh cho trẻ nhỏ. Theo Y học hiện đại, trong lá tía tô có khoảng 0,3-0,5% tinh dầu. Trong đó chủ yếu là các chất như: limonene, α-pinene, β-caryophyllene, linalool và perilla alcohol chính là cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ.
Lá tía tô
Sau đây là dùng lá tía tô cách hạ sốt nhanh cho em bé:
Chuẩn bị nguyên liệu: Lá tía tô tươi, nước ấm.
Cách làm:
- Lấy khoảng 10 lá tía tô rửa sạch, vớt ra để cho ráo nước
- Giã lá tía tô để lấy nước rồi cho trẻ bú
- Bài thuốc này phù hợp với trẻ bị sốt do tiêm phòng. Trước khi cho bé đi chích ngừa, mẹ hãy thực hiện cách này đề phòng trẻ bị sốt nhé
Khi dùng lá tía tô, cơ thể trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn, nên mẹ hãy cho trẻ mặc bộ đồ thoáng mát, thường xuyên lau người cho trẻ để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh.
Sử dụng nước gạo
Nước gạo cũng là một phương pháp cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ được sử dụng phổ biến. Cách sử dụng nước gạo để giảm sốt cho trẻ nhỏ như sau:
- Rửa sạch một nắm gạo và cho vào nồi nước.
- Đun nước gạo trong khoảng 30 phút đến khi nước sôi hết.
- Lấy nước gạo lọc qua một cái rây hoặc khăn mềm, lấy nước phía trên để đắp lên trán, hai bên má, cổ và các khớp cơ thể của trẻ.
- Lặp lại liên tục đến khi trẻ hạ nhiệt.
Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ
Việc hạ sốt đúng cách là rất quan trọng để giúp trẻ phục hồi và giảm các biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý khi hạ sốt cho trẻ:
Lưu ý khi hạ sốt cho trẻ
- Sử dụng khăn ướt hoặc miếng hạ sốt để làm mát cơ thể của trẻ, không sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Nên tránh cho trẻ mặc quá nhiều quần áo hay chăn kín. Mẹ nên chọn những bộ quần áo thoáng mát, chất liệu co giãn và thấm hút tốt để cơ thể trẻ tản nhiệt dễ dàng hơn.
- Mẹ không nên để phòng quá kín, hãy mở hé cửa sổ để không khí lưu thông.
- Cho trẻ uống nhiều nước.
- Mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức đề kháng. Thực phẩm mẹ nên bổ sung cho bé khi sốt: cháo, súp, nước ép trái cây, sữa,…
- Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ hay đồ ăn cay nóng.
- Mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ dùng thuốc chứa thành phần aspirin. Bởi loại thuốc này sẽ gây tổn thương đến não trẻ.
- Không sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc chống sốt mà không được chỉ định bởi bác sĩ.
Trường hợp trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, kéo dài từ 3 ngày liên tục, mẹ hãy đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thờ
Tổng kết
Hy vọng với dấu hiệu và cách hạ sốt nhanh nhất cho trẻ nhanh nhất mẹ bỉm có thể tham khảo và áp dụng để chăm con khỏe mạnh. Nếu mẹ đã áp dụng những cách trên mà tình trạng sốt của trẻ vẫn không thuyên giảm thì cần đưa bé tới cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Chúc các mẹ thành công!