Sốt sau tiêm phòng là hiện tượng bình thường và phổ biến ở trẻ nhỏ sau mỗi lần tiêm. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần can thiệp kịp thời để hạn chế những tổn thương mà cơn sốt gây ra cho trẻ. Để biết cách ứng phó đúng khi trẻ bị sốt vì tiêm phòng, mời các bạn cùng đón đọc cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng tại bài viết sau đây.
Nguyên nhân hiện tượng trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng
Để tìm cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, trước hết các bậc cha mẹ cần hiểu đúng về nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
Nguyên nhân gây trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng
Thực tế, các loại vắc xin được tiêm phòng cho trẻ là dạng chế phẩm sinh học có mang vi khuẩn, virus đã được làm chết hoặc suy yếu trước khi đưa vào cơ thể. Khi trẻ tiêm phòng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với vắc xin theo cách mà nó sẽ làm với virus hoặc vi khuẩn, tức là hệ miễn dịch sẽ tự xem vắc xin là tác nhân gây hại và tạo ra kháng thể để tiêu diệt chúng.
Chính nhờ cơ chế hoạt động này mà sau này, khi cơ thể tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn gây bệnh tương tự, hệ thống miễn dịch đã tự động ghi nhớ từ trước đó và có thể nhanh chóng tiêu diệt chúng hơn.
Trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh là một trong những biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch đang phản ứng và đáp ứng tốt với vắc xin. Thông qua cách làm tăng nhiệt độ, sốt sẽ giúp cơ thể trẻ chủ động ngăn được sự tấn công của các tác nhân gây bệnh và hạn chế khả năng sinh sôi của chúng trong cơ thể. Đồng thời, sốt cũng là phản ứng kích hoạt xảy ra phản ứng miễn dịch.
Như vậy, trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng chỉ là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra kháng thể và bố mẹ không cần quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, bỏ ăn, liên tục quấy khóc, mệt mỏi, lừ đừ,… thì đây là những dấu hiệu sốt bất thường và bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để đươcc chẩn đoán và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Tổng hợp các mẹo tiêm 5 trong 1 không bị sốt hiệu quả tại nhà
Các triệu chứng thường gặp trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng
Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng thường có một số triệu chứng bao gồm:
Triệu chứng trẻ gặp khi bị sốt sau khi tiêm phòng
- Sốt: Cơn sốt thường sẽ kéo dài trong vòng khoảng một vài ngày, đa phần là sốt nhẹ khoảng 38 độ C. Các trường hợp trẻ tiêm vắc xin viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết thì thường sẽ sốt cao hơn, có thể lên tới trên 38.5 độ.
- Sưng, đỏ tại vị trí tiêm: Da trẻ sơ sinh rất mỏng mạnh và nhạy cảm nên khi tiêm phòng dễ bị đỏ tấy, sưng, thậm chí là bầm tím. Một số trường hợp tiêm mũi 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 còn có thể bị nổi cục cứng trên da. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau vài giờ hoặc vài ngày.
- Nổi mụn nước hoặc phát ban đỏ trên da: Trẻ tiêm phòng một số loại vắc xin như quai bị, sởi, thủy đậu có thể còn xuất hiện triệu chứng phát ban trên da kèm theo các cơn sốt kéo dài. Tuy vậy trên thực tế, triệu chứng này khá hiếm ở trẻ sơ sinh.
- Triệu chứng giả cúm: Trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng còn có thể xuất hiện triệu chứng giả cúm như chảy nước mũi, thân nhiệt tăng cao, đau đầu, hắt hơi,…
Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng hiệu quả
Dưới đây là hướng dẫn cách chữa sốt khi tiêm phòng cho trẻ hiệu quả. Mời các phụ huynh cùng tham khảo.
Theo dõi tại nhà
Trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng cần được tiếp tục theo dõi và chăm sóc tại nhà ít nhất 24 – 48 giờ. Những dấu hiệu bố mẹ cần quan sát kỹ lưỡng để kịp thời xử lý khi có vấn đề xảy ra là:
Tổng quát:
Bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ và thể trạng của trẻ thường xuyên. Với trẻ tiêm phòng bị sốt nhẹ, từ 37.5 – 38 độ C bố mẹ có thể chăm sóc trẻ tại nhà bằng các phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh,…
Tuy nhiên, nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, kèm theo đó là một số biểu hiện như chân tay tím tái, co giật, cơ thể lạnh ngắt thì cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức.
Ăn uống và giấc ngủ:
Chú ý đến ăn uống và giấc ngủ của trẻ
Cơ thể trẻ sau tiêm phòng sẽ rất khó chịu. Vì vậy sau vài ngày đầu sẽ xuất hiện hiện tượng bỏ bú, quấy khóc về đêm,… Bố mẹ nên theo dõi sát sao các biểu hiện của trẻ, đồng thời cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn và tăng cường bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng cho bé khỏe mạnh. Trường hợp trẻ còn bú sữa, mẹ nên chia nhỏ cữ bú trong ngày để trẻ dễ dàng hấp thụ hơn.
Nhịp thở:
Nếu sau tiêm bố mẹ phát hiện những dấu hiệu bất thường về nhịp thở của trẻ như: thở yếu, khò khè, lõm ngực,… thì cần nhanh chóng đưa trẻ tới bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Các dấu hiệu tại chỗ tiêm (đỏ, sưng, bầm tím,…)
Chỗ tiêm của trẻ sau khi tiêm có thể sẽ bị đỏ, sưng, bầm tiếm. Bố mẹ lưu ý không nên đắp bất cứ thứ gì lên vùng da tiêm của bé. Nếu thấy chỗ tiêm sưng to bất thường > 2cm, bố mẹ cần đưa bé tới bệnh viện khám ngay.
Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát
Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi là một trong những cách hạ sốt cho trẻ khi đi tiêm phòng về đơn giản mà hiệu quả.
Khi thân nhiệt tăng cơ thể sẽ tiết nhiều mồ hôi và nóng ran, đồng thời vùng da tại vị trí tiêm bị sưng, đỏ khiến trẻ không thoải mái. Chính vì vậy, bố mẹ nên cho trẻ mặc những bộ trang phục rộng rãi, thoáng mát, có độ thấm hút tốt để con dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở khu vực thoáng mát và tránh gió. Nếu nằm trong phòng điều hòa, cần điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải, dùng quạt máy thì tránh gió thổi trực tiếp vào người bé. Ngoài ra, mẹ cũng chỉ nên đắp chăn mỏng để cơ thể trẻ dễ dàng tản nhiệt.
Lau người bằng nước ấm
Một cách chữa sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng về đơn giản mà bố mẹ nên áp dụng là lau người bằng nước ấm.
Trẻ sốt khiến cơ thể bị nóng ran và rất khó chịu. Lúc này, để hạ thân nhiệt cho trẻ, bố mẹ nên lau người bằng nước ấm thay vì chườm đá lạnh. Nước ấm không chỉ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn mà còn làm giãn nở lỗ chân lông và tăng cường thải độc, từ đó hạ sốt hiệu quả. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn sạch thấm nước ấm, vắt kiệt rồi đắp lên trán trẻ.
Cho trẻ bú nhiều hơn
Cho trẻ bú nhiều hơn
Nếu trẻ còn đang trong thời kỳ bú sữa mẹ thì lúc này, mẹ nên tăng cường cho con bú nhiều hơn. Nguyên nhân là bởi trẻ sốt cao sẽ khiến cơ thể rất dễ bị mất nước và các chất điện giải. Cho trẻ bú nhiều sẽ giúp trẻ bù nước, giảm bớt mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, sữa mẹ còn bổ sung rất nhiều vitamin và khóng chất giúp trẻ tăng cường sản sinh kháng thể để nhanh hạ sốt hơn.
Sử dụng miếng dán hạ sốt
Một trong những cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng về đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng là sử dụng miếng dán hạ sốt. Bởi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi sử dụng thuốc hạ sốt tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên được các bác sĩ khuyến cáo nếu sử dụng. Trường hợp trẻ sốt khi tiêm phòng cao trên 38 độ thì cha mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt trước khi liên hệ với bác sĩ.
Tránh xa vùng da vừa tiêm
Vùng da của trẻ sau khi tiêm bị sưng đỏ nê rất nhạy cảm. Nếu vô tình tiếp xúc với bụi bẩn haowjc tác nhân gây bệnh có thể gây nhiễm trùng. Vì vậy, sau khi tiêm phòng mẹ hãy đảm bảo giữ cho vùng da trẻ bằng cách cho trẻ mặc những bộ đồ rộng rãi, thoáng máy để không để vải cọ xát gây tổn thương.
Dạo gần đây có nhiều mẹ bỉm sữa rỉ tai nhau việc đắp chanh, lòng trắng trứng gà hay khoai tây sẽ khiến trẻ nhanh hạ sốt hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của những cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng này chưa được chứng minh bởi bất kỳ chuyên gia hay tổ chức nào. Do vậy, cha mẹ không nên bôi hoặc đắp bất cứ thứ gfi lên vùng da tiêm phòng. Điều này không những giúp trẻ hạ sốt mà còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ tiêm.
Chườm lạnh hay bôi dầu gió cũng là những cách hạ sốt không được khuyến khích khi áp dụng cho trẻ sơ sinh.
>> Xem thêm: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị trẻ 8 tháng bị sốt
Khi nào cần đưa trẻ bị sốt sau khi tiêm đi gặp bác sĩ
Bố mẹ không cần quá lo lắng khi con bị sốt sau tiêm phòng vì hầu hết trường hợp sốt đều an toàn. Tuy nhiên, trong quá trình quan sát nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện sau đây thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C, đã uống thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng.
- Sốt kéo dài trên 3 ngày.
- Sốt trở lại sau khi đã ngưng trên 24 giờ.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc liên tục trong 3 giờ.
- Trẻ bị co giật thành cơn, lơ ngơ, mệt lả, không có phản ứng khi cha mẹ gọi.
- Có dấu hiệu dị ứng: nổi mề đay, sưng ở mặt, cổ họng, miệng, ngứa,…
- Tím tái và khó thở.
- Vết đỏ nơi tiêm ngày càng lớn và đau trên 3 ngày.
Tổng kết
Trên đây là cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng đơn giản và hiệu quả đã được chia sẻ trong bài viết trên đây. Bố mẹ nên bình tĩnh và không cần lo lắng quá bởi đa số trường hợp đều sẽ hết sau vài ngày, ngoại trừ một số trẻ xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm thì cần được đưa tới cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Cảm ơn các mẹ đã theo dõi!