Thời tiết thay đổi trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp với những biểu hiện như ho, sổ mũi, hắt hơi,… khiến rất nhiều cha mẹ lo lắng. Trường hợp bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không. Cùng Adomir đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không?
Việc tiêm phòng là không bắt buộc nhưng được khuyến khích cho tất cả trẻ nhỏ trong độ tuổi tiêm phòng. Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ chưa hoàn thiện dễ bị các virus, vi khuẩn tấn công. Vậy nên, việc tiêm vacxin sẽ giúp con có được lớp chắn bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh cho trẻ.
Vấn đề trong bài đặt ra là bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không?
Trẻ bị sổ mũi có tiêm được không
Theo các khuyến nghị từ các chuyện gia, trẻ em vẫn có thể tiêm vắc xin ngay cả khi đang bị sốt hoặc ốm nhẹ. Bởi vì bệnh nhẹ sẽ không ảnh hưởng đến mức độ phản ứng của cơ thể với vắc xin.
- Nếu bé bị sổ mũi nhẹ, nhiệt độ cơ thể bình thường, không sốt, vẫn vui chơi nô đùa, ăn uống tốt thì mẹ hoàn toàn có thể cho bé tiêm phòng mà không lo bất cứ ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe.
- Nếu trẻ bị sổ mũi kèm theo sốt nhẹ nhưng không có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì mẹ vẫn có thể cho bé đi tiêm phòng. Tuy nhiên, trong trường hợp này lời khuyên được đưa ra cho bố mẹ nên để con được bác sĩ chuyên môn khám tư vấn có nên hay hoãn lịch tiêm cho bé.
- Trường hợp không nên cho con đi tiêm phòng là khi bé ho, sổ mũi, hắt hơi, quấy khóc nhiều kèm sốt cao kéo dài, trẻ ngủ li bì thì có thể trẻ đã bị bội nhiễm vi khuẩn lúc này sức đề kháng rất yếu ớt.
Khi trẻ tiêm phòng về, để giảm bớt khó chịu trong người do ảnh hưởng từ những tác dụng phụ của thuốc mẹ nên chườm khăn lạnh cho bé, vừa giúp giảm đau, vừa hạ sốt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mẹ cần tăng cường bổ sung thực phẩm bổ dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch nhanh khỏi bệnh hơn.
Trường hợp nào cha mẹ không nên đưa bé đi tiêm phòng?
Trẻ bị sổ mũi vẫn được tiêm phòng tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý một số trường hợp dưới đây nhất định không đưa bé đi tiêm:
Trường hợp nào cha mẹ không nên đưa trẻ tiêm phòng
– Trẻ có sức khỏe không ổn định
– Bé sốt cao, ho nhiều, ngủ li bì hoặc mắc những các bệnh nhiễm trùng
– Trẻ đang điều trị hoặc vừa kết thúc đợt điều trị Corticoid liều cao.
– Trẻ đang được xạ trị, hóa trị trong thời gian 14 ngày gần nhất.
– Tạm hoãn các chủng vắc xin sống giảm động lực khi trẻ vừa sử dụng dòng sản phẩm Globulin miễn dịch trong thời gian 3 tháng gần nhất.
– Tạm hoãn các chủng vắc xin sống giảm độc lực khi trẻ vừa sử dụng dòng sản phẩm Globulin miễn dịch trong thời gian 3 tháng gần nhất.
– Trẻ mới ra đời có cân nặng nhỏ hơn 2 kg.
Các trường hợp này bắt buộc phải tạm hoãn tiêm do chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám sức khỏe sàng lọc để đánh giá bé có đủ điều kiện tiêm phòng hay không.
Hướng dẫn xử lý tình trạng sổ mũi cho bé trước khi tiêm an toàn
Với trẻ bị sổ mũi trước khi tiêm cha mẹ cần biết cách xử lý như sau:
Xử lý tình trạng sổ mũi
– Mẹ nên chú ý lịch tiêm phòng của con để chuẩn bị cho con một sức khỏe tốt nhất.
– Giữ ấm cơ thể cho bé bằng cách mặc áo ấm lúc ra ngoài khi thời tiết thay đổi, làm ấm, mát xa lòng bàn chân và vùng ngực cho bé để tránh được cảm lạnh.
– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường chất đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch tránh tình trạng sổ mũi, hắt hơi, ho ảnh hưởng đến quá trình tiêm vắc xin phòng bệnh.
– Thay chăn ga gối đệm, vệ sinh phòng ngủ để tránh viêm mũi dị ứng dẫn đến hắt hơi, sổ mũi kéo dài.
– Thường xuyên vệ sinh cho con bằng nước muối sinh lý
Việc làm này nhằm hạn chế tối đa tình trạng sổ mũi trước khi tiêm phòng ở trẻ, mẹ nên vệ sinh mũi để loại bỏ các chất nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn có trong khoang mũi chính là các tác nhân gây ra tình trạng viêm, sổ mũi ở trẻ.
Trường hợp trẻ hoàn toàn khỏe mạnh thì mẹ chỉ nên rửa mũi 2 – 3 lần/tuần bằng nước muối sinh lý giúp con cải thiện quá trình hô hấp tốt nhất. Không nên lạm dụng rửa mũi quá nhiều bởi có thể làm khô mũi và tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
– Khi trẻ có dấu hiệu sổ mũi trước khi tiêm phòng.
Lúc này mẹ không nên hoang mang rằng trẻ bị sổ mũi có tiêm phòng được không mà hãy vệ sinh thật sạch mũi cho bé bằng nước muối.
– Không tự ý sử đụng các phương pháp dân gian để giúp con hết sổ mũi.
Khi tình trạng sổ mũi của trẻ không thuyên giảm, mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời. Tuyệt đối không tự cho trẻ uống thuốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian khi không có chỉ định của bác sĩ tránh gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.
Tổng kết
Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp đến các mẹ câu hỏi “bé bị sổ mũi có tiêm phòng được không”. Hi vọng rằng bài viết sẽ mang đến cho các mẹ nhiều thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ khi bị ốm.
Chúc các mẹ thành công!