Trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi là điều khó tránh khỏi, hầu như bé nào cũng gặp phải ít nhất từ 1-2 lần. Tuy nhiên, cha mẹ tuyệt đối không được coi thường, chủ quan. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Vậy bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì cho nhanh khỏi? Cha mẹ hãy cùng đọc hết bài viết sau đây để cùng tìm ra câu trả lời nhé!
Nguyên nhân bé bị ho có đờm sổ mũi
Cơ quan miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu nên cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Những biểu hiện đặc trưng của trẻ khi mắc các bệnh này thường là ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi liên tục, nghẹt mũi khó thở,…
Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm sổ mũi
Về cơ bản, những triệu chứng này của trẻ không quá nguy hiểm. Ho được coi là một phản ứng có lợi cho cơ thể, có mục đích để giải phóng những chất nhầy nhớt ra bên ngoài, giúp đường thở thông thoáng. Khi thấy bé bị ho, mẹ không nên dùng thuốc điều trị ho đờm cho bé luôn. Hãy quan sát bé, nếu các cơn ho kéo dài liên tục trong khoảng 3-7 ngày, mẹ mới nên cho bé sử dụng thuốc. Trước khi sử dụng cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ.
Ngoài ra, tình trạng ho, sổ mũi của trẻ còn là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc một số bệnh lý về hô hấp như: viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,… Cha mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu của trẻ để có hướng điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra
Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì nhanh khỏi?
“Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?” là thắc mắc của rất nhiều cha mẹ. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi của trẻ mà cha mẹ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Các bài thuốc thảo dược tự nhiên
Với ưu điểm an toàn, hiệu quả và tiết kiệm, các bài thuốc thảo dược tự nhiên được rất nhiều mẹ sử dụng để điều trị tình trạng ho, sổ mũi cho trẻ.
Quất chưng đường phèn
Cha mẹ có thể tham khảo bài thuốc dân gian quất chưng đường phèn. Quất là loại quả có hàm lượng vitamin C cực kỳ cao, có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vỏ quất có chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng loại bỏ đờm nhớt trong mũi, cổ họng của trẻ một cách an toàn và hiệu quả.
Quất chưng đường phèn
Cách làm quất chưng đường phèn vô cùng đơn giản, mẹ có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà để trị ho cho trẻ:
- Chuẩn bị 4-5 quả quất xanh, 2 thìa đường phèn
- Rửa sạch quất với nước muối loãng, sau đó đem thát lát mỏng, bỏ hạt
- Cho quất vào một chiếc bát nhỏ, thêm đường phèn rồi đem đi hấp cách thủy.
- Khi hỗn hợp chín thì tắt bếp, đợi nguội rồi cho vào hũ thủy tinh đã được tiệt trùng và cho bé sử dụng dần.
Lê hấp đường phèn
Đây là bài thuốc dân gian giúp điều trị hiệu quả các tình trạng ho, sổ mũi ở trẻ được nhiều cha mẹ áp dụng. Lê là loại quả giàu vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng, rất tốt cho hệ hô hấp của trẻ.
Cách làm lê hấp đường phèn chi tiết như sau:
- Chuẩn bị một quả lê, 3 thìa đường phèn
- Lê sau khi rửa sạch thì gọt vỏ, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ
- Cho lê vào một chiếc tô, cho thêm đường phèn vào trộn đều
- Đem lê đi hấp cách thủy
- Khi lê chín, đường tan hết sẽ tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Để lê nguội, sau đó cho lê vào hũ thủy tinh tiệt trùng và cho bé sử dụng dần.
Nước uống rau diếp cá
Nước rau diếp cá được coi là một loại thần dược giúp điều trị dứt điểm tình trạng ho, sổ mũi, đờm ở trẻ. Rau diếp cá có chứa rất nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp cải thiện tình trạng đau rát ở cổ họng, khò khè, sổ mũi ở trẻ.
Nước rau diếp cá trị ho
Cách làm nước uống rau diếp cá cho trẻ như sau:
- Rau diếp cá tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 5-10 phút để loai bỏ bụi bẩn. Rửa lại với nước rồi để ráo
- Cho rau vào máy xay sinh tố, cho thêm 1 bát nước và xay nhuyễn
- Dùng rây để lọc lấy nước và cho bé uống
Thuốc tây trị ho long đờm cho bé
Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc dân gian cha mẹ có thể sử dụng các loại thuốc tây để điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này, cha mẹ cần phải tuân theo đúng chỉ định của bác sỹ
Thuốc chống dị ứng, giảm ho sổ mũi
Với những trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi do các tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc chống dị ứng. Loại thuốc này còn được gọi là thuốc kháng histamin, được chỉ định phổ biến cho trẻ nhỏ. Các loại thuốc này được bào chế dưới dạng siro, thuốc nước,… nên rất dễ uống. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng trẻ có thể sẽ gặp một số tình trạng như mệt mỏi, buồn ngủ, nôn ói,…
Thuốc giảm ho
Thuốc trị ho
Các loại thuốc giảm ho được các bác sỹ khuyên dùng cho trẻ phổ biến như: Rhumenol, Dextromethorphan,… Những loại thuốc này có tác dụng giảm ức chế dây thần kinh gây nên phản xạ ho của trẻ. Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ được sử dụng trong một số trường hợp trẻ bị ho dai dẳng, kéo dài lâu ngày gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Khi uống thuốc này, trẻ sẽ gặp một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ.
Thuốc ho làm loãng đờm
Nếu trẻ bị ho, sổ mũi, cơn ho có nhiều đờm, bác sỹ thường kê các loại thuốc ho có tác dụng làm loãng đờm. Những loại thuốc này sẽ giúp giải quyết đờm nhầy tích tụ trong khoang mũi và cổ họng của bé, giúp thuyên giảm các triệu chứng ho. Tùy thuộc vào từng độ tuổi, tình trạng sức khỏe mà bác sỹ sẽ chỉ định thuốc và liều dùng khác nhau. Khi sử dụng thuốc ho làm loãng đờm, trẻ có thể sẽ gặp một số tình trạng như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ
Một số lưu ý khi cho bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc
Khi cho bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cha mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sỹ. Khi chưa có chỉ định của bác sỹ, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc tây. Việc lạm dụng thuốc có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Ngoài ra, khi sử dụng các loại thuốc tây, trẻ có thể sẽ gặp một số tác dụng phụ của thuốc. Chính vì vậy, khi đi mua thuốc, cha mẹ cần kể rõ các triệu chứng và tiền sử bệnh của trẻ để bác sỹ kê đơn thuốc phù hợp.
Tổng kết
Trên đây là tất cả các thông tin giúp giải đáp thắc mắc “bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?” Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp cha mẹ có thêm kinh nghiệm để có thể đưa ra được những quyết định điều trị bệnh chính xác, phù hợp và hiệu quả với trẻ. Đừng quên ghé thăm website của Adomir thường xuyên để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích về sức khỏe của bé nhé!