Lý giải hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

dau-hieu-tre-3-tuoi-ngu-hay-giat-minh-khoc-thet 

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét ban đêm là tình trạng thường xuyên xảy ra nếu bạn có con trong độ tuổi này. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh đều cần hiểu rõ về hiện tượng này cũng như biết cách xử trí để đảm bảo giấc ngủ tốt nhất cho con yêu. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Adomir bạn nhé.

Một số dấu hiệu trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình

Dấu hiệu của trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình

Độ tuổi lên 3 chính là giai đoạn tiền đề để hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Việc được giáo dục từ thể chất đến tinh thần trong thời kỳ này được đề cao hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn khủng hoảng tâm lý của trẻ do sự phát triển ngôn ngữ và trao đổi thông tin đang được hoàn thiện.

Chính vì vậy, thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 3, trẻ sẽ thường hay gặp tình trạng ngủ khóc thét và có những đặc điểm như sau:

– Trẻ đang ngủ ngon bỗng giật mình, lăn lộn, vật vã, nhắm mắt và khóc thút thít.

– Trẻ có hiện tượng ưỡn cong người để trườn ra khỏi tay mẹ. Lúc này mẹ thả bé xuống con có thể túm lấy cổ áo đòi bế lên nhưng khi bế lên rồi lại muốn giãy ra. Nói cách khác là trẻ 3 tuổi khóc hay ăn vạ.

– Trẻ có hiện tượng quấy đạp mạnh hơn ngay cả khi mẹ đang bế

– Mắt của bé vẫn nhắm chặt, mặt cau có, miệng khóc nức nở, cơn khóc có thể kéo dài từ 30-40 phút và chỉ dừng lại khi mệt và thiếp đi.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình

Dưới đây là một trong những nguyên nhân tại sao trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình, cha mẹ cũng nên để ý đến những nguyên nhân này để có được cách xử lý nhanh chóng giúp bé có một giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Nguyên nhân trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình

Trẻ thiếu chất dinh dưỡng

Một trong những lý do hàng đầu gây ra tình trạng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình quấy khóc chính là do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Do trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ không đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể hoặc do sự phân bố đồng đều các chất dinh dưỡng. Đặc biệt trong giai đoạn 3 tuổi thì bé cần bổ sung các chất như canxi và vitamin D để thúc đẩy quá trình phát triển cơ và xương.

Xem Thêm:   Trẻ bị sốt có nên tắm không? Cách tắm cho trẻ khi đang sốt

Trẻ ngủ chưa sâu hoặc chưa muốn ngủ

Tình trạng này xảy ra khi bé ngủ nhiều vào ban ngày đến ban đêm trẻ hay thức muộn hoặc không chịu ngủ. Vậy nên để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên xây dựng cho con một thời gian biểu ngủ – nghỉ phù hợp với trẻ 3 tuổi.

Cụ thể bé 3 tuổi sẽ cần thời gian ngủ từ 12 – 13 tiếng/ ngày. Trong đó 2 tiếng ban ngày và 10 tiếng còn lại là ban đêm.

Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi lên 3 sẽ thường khó ngủ và quấy khóc hơn do độ tuổi này các bé thích hoạt động, nghịch ngợm và giàu trí tưởng tượng và ban đêm nên dễ gặp phải ác mộng và sợ hãi.

Do mắc bệnh lý

Bệnh lý cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét vì sợ hãy cụ thể như: trào ngược dạ dày, viêm tai giữa, thiếu máu, thiếu canxi, bệnh về thần kinh, mệt mỏi,… Để biết rõ đây có phải nguyên nhân hay không, cha mẹ cần đưa bé đi thăm khám tại cơ sở y tế để đưa ra được kết luận chính xác giúp con chấm dứt tình trạng không ngủ và quấy khóc ban đêm.

Do những tác động bên ngoài

Môi trường như không gian, ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ sẽ tác động không tốt đến trẻ vào ban đêm. Độ tuổi lên 3 trẻ thường sẽ rất nhạy cảm nên chỉ với một thay đổi nhỏ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc đêm lâu dần sẽ tạo thành thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển. Vậy nên cha mẹ cần nghiêm khắc hơn với các con như hạn chế bế trẻ, dỗ trẻ ngủ, đung đưa và tập cho trẻ thói quen tự ngủ. Đồng thời tạo môi trường yên tĩnh và tắt vợi đèn để trẻ dễ đi vào giấc ngủ.

Ám ảnh từ những hình ảnh ban ngày gặp phải

Ban ngày cũng nên hạn chế dọa nạt sẽ bởi hệ thần kinh còn non nớt dễ tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài và gây ra tình trạng giật mình khóc thét giữa đêm.

Xem Thêm:   Nguyên nhân & cách điều trị trẻ bị sốt nhưng không ho sổ mũi

Hậu quả khôn lường khi trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Bé chậm tăng cân

Đối với trẻ nhỏ giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ bởi trẻ sẽ tăng cân và chiều cao trong khi ngủ, bởi trẻ ngủ ngon sẽ kích thích tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng cao gấp 4 – 5 lần bình thường.

Nếu trẻ quấy khóc nhiều, sợ hãi khi ngủ sẽ khiến chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ.

Ảnh hưởng nhận thức

Hậu quả trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Bộ não của trẻ mất mỏng manh vì nó chưa thực sự phát triển trong những năm đầu đời. Vì vậy nếu như não bộ kích thích bởi các yếu tố bên ngoài thì khả năng học hỏi, khám phá với các tình huống sẽ giảm rõ rệt với trẻ ngủ ngon.

Không những vậy hiện tượng trẻ thức giấc khi ngủ còn là nguyên nhân dẫn đến hậu quả như: giảm sản xuất hormone tăng trưởng, hệ miễn dịch và tiêu hóa bị ức chế khiến trẻ dễ bị đau ốm, nhiễm trùng cao huyết áp,…

Tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét nếu không xử lý triệt để sẽ dẫn đến suy hô hấp, ngừng thở, tăng nguy cơ đột tử,…

Giảm sữa mẹ và trẻ dễ bị đói

Nhiều trẻ quấy khóc, hoảng sợ ban đêm khi ngủ nhưng lại không chịu ăn khi bú mẹ. Đây chính là do trẻ không ngủ ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều tiết cảm giác thèm ăn, dẫn đến phản xạ bú kém, hậu quả là lượng sữa của mẹ giảm đi, lâu dần sẽ khiến tâm lý của mẹ không ổn định và chán ăn.

Cách xử lý trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Một giấc ngủ ngon và sâu của bé là điều mà tất cả các bậc cha mẹ và bé lên 3 đều muốn. Trên thực tế nếu cha mẹ nắm rõ được nguyên nhân để đưa ra cách khắc phục phù hợp nhất, cha mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây:

Cách xử lý trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho con

Giai đoạn 3 tuổi là giai đoạn trẻ cần phát triển mạnh về trí tuệ và tinh thần. Vậy nên đây là giai đoạn quan trọng cha mẹ cần bổ sung cho con các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, chất khoáng, chất đạm, chất béo, chất xơ, nguyên tố vi lượng, canxi, sắt, kẽm… để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Xem Thêm:   Nguyên nhân và cách điều trị, chăm sóc trẻ sốt về đêm

Tạo cho bé môi trường ngủ thoải mái

Một không gian yên tĩnh chính là môi trường lý tưởng giúp cho bé nhà bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Vì vậy, trước khi đi ngủ cha mẹ cần tắt hết các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, đèn ngủ. Và nhiệt độ phòng nên để 27 – 28 độ C tạo cảm giác thoải mái và dễ vào giấc hơn.

Lựa chọn trang phục ngủ phù hợp cho trẻ

Bạn nên lựa chọn những bộ quần áo phù hợp, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi, co giãn giúp cho bé cảm thấy thoải mái và đi vào giấc ngủ dễ hơn và ngon hơn.

Hạn chế tối đa việc trẻ vui đùa quá mức vào ban ngày

Trẻ vui đùa, vận động quá nhiều vào ban ngày hoặc trước giờ đi ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ dễ bị giật mình, tỉnh giấc khi ngủ. Vậy nên cha mẹ cần hạn chế cho trẻ vui chơi quá độ và hạn chế các hoạt động trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng.

Trò chuyện, vỗ về, mở nhạc giúp bé ổn định tâm lý

Trẻ 3 tuổi đang trong giai đoạn khủng hoảng tâm lý, vì vậy tâm lý của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khi bị dọa hoặc gặp phải những cảnh đáng sợ. Ngoài ra, độ tuổi này trẻ cũng bắt đầu đi học trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn khủng hoảng, trẻ sợ bóng tối, ác mộng. Vậy nên trước khi ngủ cha mẹ hãy trò chuyện, vỗ về hoặc cho bé nghe nhạc giúp bé ổn định tâm lý hơn.

Tổng kết

Như vậy những thông tin vừa rồi mà Adomir đưa ra cho các cha mẹ về nguyên nhân, hậu quả và cách xử lý trẻ 3 tuổi ngủ hay giật mình khóc thét trong đêm. Chúng tôi mong rằng những thông tin trên hữu ích với bạn.

Cảm ơn và chúc các bạn thành công!