7 nguyên tắc “vàng” chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa

Thay đổi thời tiết là khoảng thời gian khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm bởi thời tiết ẩm ướt và khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là 7 bí quyết mà cha mẹ cần nằm lòng để chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa. Mời các mẹ tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây cùng Adomir nhé!

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh có thể coi là cách chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn và virus tấn công. Việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, nhiều vi khuẩn – đặc biệt trong thời tiết giao mùa rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển sẽ khiến chúng dễ dàng tấn công hệ thống sức khỏe của trẻ. Do đó, hãy thực hành thói quen vệ sinh tốt như: đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay định kỳ, sử dụng khăn lau khi hắt hơi, sẽ giúp hạn chế sự tác động của vi rút, vi trùng và các tác nhân gây dị ứng.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý

dam-bao-dinh-duong-cho-tre

Chế độ dinh dưỡng giúp bảo vệ con khi giao mùa

Dinh dưỡng chính là chìa khoá giúp tăng cường sức đề kháng và hệ thống miễn dịch của cơ thể. Chú trọng bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây theo mùa sẽ giúp cơ thể của con được cung cấp một lượng vitamin dồi dào để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, hạn chế món nhiều dầu mỡ và chú trọng bổ sung thực phẩm giàu vitamin C nạp vào cơ thể. Vitamin C sẽ giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi thời tiết, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. 

Thực phẩm được khuyến khích ăn vào mùa thu bao gồm vừng, mật ong, lê, khoai, ớt chuông đỏ, trái cây khô, bí đỏ, gừng, bông cải xanh…

Tiêm phòng

 

tiem-phong

Tiêm phòng cho trẻ khi giao mùa

Để phòng bệnh cho trẻ nhỏ, bên cạnh việc giữ gìn vệ sinh, chế độ dinh dưỡng phù hợp các gia đình cần cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đặc biệt với các trẻ lớn cần lưu ý các mũi tiêm nhắc lại vì trên thực tế nhiều gia đình còn chưa hiểu đầy đủ sự cần thiết của việc cần tiêm nhắc lại đầy đủ các mũi vắc xin. Với trẻ nhỏ từ 0 – 12 tháng tuổi, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ rất cao, có nơi đạt gần 100% nhưng với trẻ lớn trên 12 tháng tuổi thì tỷ lệ tiêm nhắc lại thấp hơn. Trong chương trình Tiêm chủng mở rộng trẻ 18 – 24 tháng tuổi được tiêm nhắc vắc xin bạch hầu – ho gà –  uốn ván mũi 4 (DPT4) và tiêm vắc xin sởi – rubella. Trong năm 2017, trên quy mô toàn quốc tỷ lệ tiêm vắc xin DPT mũi 4 đạt 90,2%  tỷ lệ tiêm vắc xin sởi mũi 2/sởi-rubella đạt 91,9% nhưng còn một số huyện đạt tỷ lệ dưới 80%. 

Ăn chín uống sôi 

Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) đưa ra khuyến cáo về bảo đảm an toàn thực phẩm và ăn chín uống sôi nhằm góp phần phòng chống các bệnh truyền nhiễm khi giao mùa, đặc biệt là đối với hệ miễn dịch non nớt của trẻ nhỏ. Có rất nhiều mẹ có thói quen nấu đồ ăn tái một chút để đảm bảo vị ngọt nhưng điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh cho trẻ. Vậy nên, cha mẹ cần lưu ý chỉ nên nấu một lượng đồ ăn vừa đủ và tránh hâm lại nhiều lần không tốt cho sức khỏe.

Lựa chọn quần áo phù hợp với trẻ

Chọn lựa quần áo phù hợp với trẻ chính là một trong những cách phòng tránh bênh giao mùa cho bé hiệu quả mà cha mẹ cần lưu ý. Vào mùa hè nên ưu tiên lựa chọn các quần áo có chất liệt cotton có khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng mát. Còn mùa đông cần giữ ấm cho bé đặc biệt là khi ra ngoài cần mặc áo khoác, đeo găng tay, khăn, mũ ấm. Khi bé ngủ cần đảm bảo giữ ấm vùng cổ và bụng, vì đây là những bộ phận rất nhạy cảm.

Khám sức khoẻ định kỳ

Môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thực phẩm chứa hóa chất gây hại, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh khi giao mùa và vô số nguyên nhân khiến tỷ lệ bệnh tật ngày càng gia tăng. Khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quát về tình hình sức khỏe, chẩn đoán sớm các bất thường trong cơ thể và kịp thời đưa ra phương án điều trị thích hợp cho trẻ.  

Tắm nắng

tre-tam-nang

Bảo vệ con khi giao mùa bằng phương pháp tắm nắng

Tắm nắng cho bé đúng cách giúp cơ thể sản xuất đủ vitamin D nên hạn chế tình trạng còi xương, vàng da cho trẻ. Bên cạnh đó việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh mang lại lợi ích to lớn là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, các cực tím trong ánh nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh chống hăm tã vì ánh nắng có tác dụng diệt khuẩn khi thời tiết thay đổi.

Thường xuyên vận động

Ở thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi nên cần tránh cho trẻ vận động vào buổi trưa, tranh thủ vận động vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối là tốt nhất. Cha mẹ nên lựa chọn hình thức và thời gian vận động phù hợp cho trẻ. Tuy nhiên, tập thể dục vào giao mùa đôi lúc không những không tốt mà còn khiến trẻ dễ bị ốm hơn vì nó tạo thêm gánh nặng cho cơ thể, cơ thể mất sức mệt mỏi. Do đó, cha mẹ cần quan sát và kiểm tra sức khoẻ của trẻ trước khi cho con vận động hay tham gia hoạt động thể chất nào đó. 

Luôn nhắc nhở bé đeo khẩu trang khi ra ngoài

Mẹ nên tạo cho trẻ thói quen đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài để bảo vệ sức khỏe. Bởi trong môi trường không khí chưa rất nhiều vi khuẩn, virus và bụi bẩn gây lây bệnh. Vậy nên cha mẹ cần cho con đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài. Lưu ý nên lựa chọn loại khẩu trang kháng khuẩn để phòng tránh bệnh hiệu quả hơn.

Tổng kết

Thời tiết giao mùa là thời điểm trẻ dễ bị tấn công bởi những loại vi khuẩn, virus lây bệnh. Vậy nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý chăm sóc và bổ sung các vitamin tổng hợp hoặc thức ăn chứ nhiều chất. Với những phương pháp cơ bản trên là những nguyên tắc “vàng” vô cùng hữu hiệu chăm sóc trẻ khi thời tiết giao mùa để bé khỏe mẹ an tâm hơn. 

Chúc các mẹ thành công!

5/5 - (2 bình chọn)