Nguyên nhân & biểu hiện của rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là hiện tượng xảy ra phổ biến trong giai đoạn 3 năm đầu đời. Tình trạng này nếu kéo dài lâu ngày sẽ gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Nhằm giúp bố mẹ nắm bắt được cách điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ, bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về 3 phương pháp điều trị đã được tư vấn bởi các y bác sĩ chuyên khoa nhi.

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là gì?

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là giai đoạn khi một em bé đã ngủ tốt đột nhiên thức dậy nhiều vào ban đêm,ngủ ngắn hơn mà không có lý do rõ ràng. Giai đoạn này thường kéo dài trong vòng một tháng cá biệt một số trường hợp kéo dài một vài tháng.

roi-loan-giac-ngu-o-tre-em

Rối loạn giấc ngủ ở trẻ là gì?

Trẻ có thể bị rối loạn giấc ngủ theo nhiều kiểu khác nhau như: có cơn ngừng thở ngắn kèm ngáy khi ngủ, máy giật cơ khi ngủ, ngủ ngày quá nhiều, các cử động chân tay có tính chu kỳ, cơn miên hành, mất ngủ, cơn hoảng sợ ban đêm… trong số đó cơn miên hành và cơn hoảng sợ ban đêm gặp khá phổ biến. 

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 12 đến 16 tiếng mỗi ngày. Cụ thể: 

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Cần ngủ nhiều hơn 11 tiếng và không quá 19 tiếng mỗi ngày. 
  • Trẻ từ 4 đến 11 tháng tuổi: Ngủ nhiều hơn 10 tiếng và không quá 18 tiếng mỗi ngày. 
  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều cả ban ngày lẫn ban đêm và thường chỉ thức khoảng vài giờ để bú. Trung bình một trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 – 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Mỗi giấc ngủ ở trẻ sơ sinh thường ngắn, vào khoảng 30 phút đến 4 tiếng vì trẻ nhanh đói và sẽ phải dậy bú.

Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Để có phương pháp điều trị phù hợp nhất, cha mẹ cần tìm hiểu và xác định được chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ ở con. Các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ bao gồm: 

nguyen-nhan-gay-roi-loan-giac-ngu-o-tre-em

Nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Môi trường thay đổi 

Trẻ ngủ ít có thể do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh mới chuyển từ tử cung sang thế giới bên ngoài, hệ thống thần kinh rất mong manh và chưa có khả năng để đối phó với những kích thích. Trẻ cần được bồng bế, di chuyển vì chuyển động có thể làm dịu bớt sự kích thích hệ thống thần kinh và làm dịu bớt căng thẳng về thể chất. 

Tiếng ồn và ánh sáng mạnh cũng là những tác nhân làm trẻ khó ngủ. Do đó, khi trẻ ngủ cha mẹ hay người chăm sóc cần giữ không gian yên tĩnh, thoải mái với ánh sáng phù hợp 

Vấn đề bệnh lý 

Sức khỏe của bé không tốt cũng là nguyên nhân khiến trẻ ít ngủ như: Bú kém, mệt mỏi, thở khò khè, sốt,… Ngoài ra, thiếu canxi, kẽm cũng gây ra tình trạng trẻ ít ngủ, ngủ không sâu giấc, hay vặn mình, bứt rứt, khó chịu.  

Trẻ bị rối loạn nào đó gây khó chịu như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đường hô hấp,… Nếu mẹ nghi ngờ trẻ có những dấu hiệu bất thường làm trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít hơn bình thường, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời nhé. 

Nguyên nhân khác  

Một số lý do dưới đây có thể khiến cho bé ngủ ít thường xuyên:  

  • Trẻ đói: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và sữa là thức ăn dễ tiêu nên trẻ thường nhanh đói, đặc biệt khi trẻ được bú không đủ hoặc nhu cầu bú của trẻ tăng. Đây là lý do phổ biến nhất khiến trẻ hay thức dậy. 
  • Trẻ khát nước. 
  • Trẻ bị ướt mông do tè ướt tã, tràn tã. 
  • Một số trẻ bị rối loạn giấc ngủ bẩm sinh khi mới chào đời. Tình trạng này sẽ được khắc phục từ từ khi mẹ tập thói quen ngủ cho trẻ. 

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Chứng rối loạn giác ngủ ở trẻ nhỏ không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Lâu dài nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những hậu quả như:

chung-roi-loan-giac-ngu-co-nguy-hiem-khong

Chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ có nguy hiểm không?

– Buồn ngủ vào ban đêm, gây uể oải, mệt mỏi, thiếu năng lượng.

– Các tai nạn chấn thương có thể xảy ra do trẻ lơ đãng, thiếu tập trung.

– Có các vấn đề về hành vi, thay đổi tâm trạng như trẻ hay cáu gắt, khó chịu, bực mình, suy nghĩ tiêu cực,…

– Khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ và học tập giảm sút.

– Phản ứng chậm hơn với mọi việc.

– Tăng cân

– Sa sút trí tuệ

Biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Nếu trẻ thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc thì mẹ cần lưu ý các biểu hiện dưới đây để kịp thời nắm bắt và có giải pháp ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ ở trẻ. 

Chứng ngưng thở lúc ngủ 

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em là triệu chứng phổ biến của rối loạn giấc ngủ, trong đó nhịp thở của trẻ bị chặn một phần hoặc hoàn toàn lặp đi lặp lại trong khi ngủ. Nguyên nhân cơ bản của ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ em phổ biến nhất là viêm amidan. Chứng này thường làm bé ngưng thở khi đang ngủ khoảng 10 giây trở lên, khiến bé bị tỉnh giấc. 

Nếu mẹ thấy con có các dấu hiệu như ngáy to, ngủ hở miệng và thường xuyên ngủ gật, mệt mỏi, lờ đờ vào ban ngày, thì rất có thể bé đã mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Mẹ hãy đưa con đến bệnh viện sớm để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Hội chứng chân không yên 

Hội chứng chân không yên (RLS) thường xảy ra ở tuổi trưởng thành nhưng theo nghiên cứu, đôi khi nó cũng xảy ra ở thời thơ ấu. Mẹ có thể nhận biết con mắc phải hội chứng chân không yên qua các dấu hiệu như: 

Bé hay nói với mẹ là cảm giác như có con bọ đang bò trên chân khiến bé khó chịu và phải cử động chân liên tục. 

Nếu bé mắc phải hội chứng chân không yên, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám và điều trị chuyên khoa. 

Hội chứng giấc ngủ kinh hoàng 

bieu-hien-chung-roi-loan-giac-ngu-o-tre-em

Biểu hiện chứng rối loạn giấc ngủ

Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” hay “night terror” hoặc “sleep terror”, là một dạng rối loạn giấc ngủ mà bé sẽ bất chợt giật mình thức giấc một cách hoảng loạn rồi khóc, la hét, rên rỉ, nói lí nhí hay vùng vẫy tay chân với đôi mắt mở to nhưng lại không thực sự tỉnh táo và kiểm soát được hành vi của mình. Lúc này bé đang ở trong trạng thái lẫn lỗn giữa mê và tỉnh. Vì vậy bé sẽ không nhận thức được cũng như phản xạ lại những gì bạn nói hay làm. 

Cơn miên hành 

Cơn miên hành là dấu hiệu cảnh báo của rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Cơn miên hành thường xảy ra vào thời điểm 1-2 giờ sau khi ngủ (vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ chậm), trong cơn trẻ mở mắt nhìn nhưng nếu nói với trẻ thì hầu như trẻ không hiểu. Cơn kéo dài khoảng dưới 30 phút. Sau cơn trẻ lại ngủ tiếp. Sáng hôm sau hỏi trẻ không nhớ gì về cơn đã xảy ra trong đêm. 

Ngáp nhiều 

Rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ khác có thể kể tới. Lúc này, trẻ có thể đã buồn ngủ nhưng không ngủ được. 

Mộng du  

Mộng du phổ biến ở 17% ở trẻ em, 4% ở người lớn, hay gặp ở trẻ 8 đến 12 tuổi. Đây là dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, nếu cha hoặc mẹ trẻ từng bị mộng du thì khả năng con gặp tình trạng này là 45%.  

Rối loạn giai đoạn ngủ muộn 

Ngủ muộn có thể là một rối loạn giấc ngủ ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân là do một số trẻ sơ sinh thường chỉ ngủ sâu từ 2 đến 4 giờ sáng và khó thức dậy vào buổi sáng và vì thế mà dậy muộn. Do thiếu ngủ, trẻ sơ sinh sẽ kém hoạt động ở trường, ngủ gật vào ban ngày và mệt mỏi. 

Chơi đùa ít 

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, khó ngủ thì thường chơi đùa ít, không muốn vận động vì cơ thể mệt mỏi và lúc nào cũng trong tình trạng không tỉnh táo. 

Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ 

Tình trạng ngủ trằn trọc khiến bé mệt mỏi, lờ đờ, tinh thần lúc nào cũng không được vui vẻ. Trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ thường có biểu hiện này. 

Cách phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở trẻ em

Không phải tất cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đều biết cách tự ngủ. Vì vậy, mẹ cần áp dụng một số phương pháp để giúp con ngủ ngon và ngăn ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ: 

Hướng dẫn mẹ một số cách giúp phòng tránh rối loạn giấc ngủ ở trẻ

Một số phương pháp giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ

  • Giúp con phân biệt ngày và đêm: Mẹ có thể mở cửa vào ban ngày để ánh nắng tràn vào nhà để con có thể hấp thụ vitamin D thụ động cũng như cho con phân biệt được khoảng thời gian này sẽ khác với sự yên tĩnh của ban đêm như thế nào. Việc phân biệt sớm ngày và đêm cũng giúp con điều chỉnh giấc ngủ ngon hơn đó mẹ ơi. 
  • Cho con bú no trước khi đi ngủ: Trong quá trình ngủ, con có thể “bỏ quên” cữ sữa của mình. Vì vậy, mẹ nên chủ động quan sát và thăm chừng thời điểm để cho con bú sữa kịp lúc, tránh tình trạng con khóc do đói bụng, ảnh hưởng giấc ngủ dài và sâu. 
  • Đặt con xuống giường khi vừa thiu thiu ngủ: Việc làm này giúp con tránh tạo thói quen ngủ trên tay mẹ, dễ ngủ mà không phụ thuộc vào mẹ hoặc người chăm sóc. 
  • Chú ý không gian ngủ: Mẹ có thể điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải, đừng quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như âm thanh yên tĩnh, không quá lớn, Adomir gợi ý mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) giúp bé yên tâm ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp âm nhạc để kích thích tư duy cho con, với âm lượng vừa phải. 

Tổng kết

Trên đây là những mẹo vặt dân gian được áp dụng lâu đời đối với trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em. Để con được trải qua giai đoạn đầu tuyệt đẹp thì bố mẹ nên tìm hiểu và áp dụng chọn lọc, lưu ý mọi biểu hiện của bé từ đó bé sẽ hợp tác với bố mẹ một cách hiệu quả nhất.

Chúc mẹ các mẹ thành công!

5/5 - (4 bình chọn)