Nguyên nhân gây ra cơn miên hành ở trẻ và cách điều trị

Cơn miên hành ở trẻ được coi là chứng rối loạn giấc ngủ nguy hiểm nhất xảy ra ở trẻ nhỏ. Vì vậy bố mẹ cần hiểu biết rõ về bênh này để biết cách điều trị cho trẻ để tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí đến các bạn về cơn miên hành là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị cơn miên hành giúp bé ngủ ngon mẹ an tâm. Cùng theo dõi nhé.

Cơn miên hành ở trẻ là gì?

Cơn miên hành là hiện tượng trẻ thường xuyên choàng tỉnh đột ngột trong lúc ngủ và có những hành động dường như có mục đích như ngồi dậy, đi lại,… Nhưng trẻ lại không có nhận thức gì về những thức xảy ra xung quanh. Khi tỉnh dậy, trẻ sẽ không nhớ gì về những hành động mình đã thực hiện tối hôm trước. 

con-mien-hanh-o-tre-em

Cơn miên hành ở trẻ em

Biểu hiện của cơn miên hành ở trẻ

Thông qua việc quan sát giấc ngủ của trẻ, bố mẹ có thể nhận biết sớm chứng miên hành thông qua một số biểu hiện sau đây ở trẻ:

  • Trong lúc ngủ, trẻ thực hiện một số hoạt động như đột nhiên ngồi dậy, đi lại hoặc phức tạp hơn nữa là ăn uống, mặc quần áo, đi ra ngoài,… 
  • Trẻ mở mắt trong lúc ngủ nhưng lại không nghe hiểu bất cứ thứ gì người lớn nói chuyện. 
  • Cơn miên hành thường kéo dài khoảng 30 phút, sau đó trẻ ngủ tiếp nhưng khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau sẽ không thể nhớ bất cứ thứ gì diễn ra vào đêm hôm trước. 

Thông thường các cơn miên hành sẽ diễn ra vào khoảng 1 – 2 giờ sau khi trẻ ngủ (tức là trong thời gian giai đoạn 3 và 4 của một giấc ngủ chậm). Đây là thời điểm mẹ nên chú ý quan sát nếu muốn nhận biết con mình có đang bị cơn miên hành hay không. 

Để xác định chính xác hơn cơn miên hành ở trẻ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách chẩn đoán cơn miên hành do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ cung cấp trong phần tiếp theo của bài viết.

Cách chuẩn đoán cơn miên hành theo Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ DSM – IV

Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ DSM – IV đã cung cấp danh sách các dấu hiệu chẩn đoán chứng cơn miên hành như sau: 

cach-chuan-doan-con-mien-hanh-theo-hiep-hoi-hoa-ky

Cách chuẩn đoán cơn miên hành theo hiệp hội Mỹ

  • Trong khoảng 1/3 thời gian đầu giấc ngủ, trẻ lặp đi lặp lại các hoạt động ngồi dậy từ giường, hoạt động, đi ra ngoài. 
  • Trong cơn miên hành, đầu óc trẻ trống rỗng, nét mặt buồn chán, không trả lời lời nói của người lớn. Nhưng trẻ có thể tỉnh dậy khi bị người lớn đánh thức mạnh. 
  • Sau khi thức giấc, trẻ quên những gì xảy ra trong cơn.  
  • Trong khoảng thời gian vài phút sau khi tỉnh dậy từ cơn miên hành, trẻ không có rối loạn tâm thần vận động hoặc hành vi. 

Cùng với các dấu hiệu trên, chuyên gia cũng khuyến cáo nên tìm hiểu thêm một số biểu hiện liên quan khác ở trẻ như chứng hoảng sợ ban đêm, nghiến răng, giật chân tay,… Đồng thời để tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị cho trẻ một cách tốt nhất, hãy chú ý đến tiền sử bệnh tật của trẻ trong quá khứ như co giật, dị ứng, béo phì, sử dụng thuốc,…

Nguyên nhân gây ra cơn miên hành ở trẻ

Mặc dù tính đến hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào về nguyên nhân gây ra cơn miên hành ở trẻ, nhưng nhiều người tin rằng dưới đây là những nguyên nhân có khả năng dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ này nhất:

Tâm lý căng thẳng, bất an 

Hệ thần kinh của trẻ nhỏ vẫn còn non nớt và chưa hoàn thiện. Vì vậy nên trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố gây căng thẳng thần kinh hoặc các cú sốc tâm lý. Sự căng thẳng, bất an, lo sợ ám ảnh trong giấc ngủ của trẻ, khiến trẻ không thể ngủ yên giấc và làm giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn liên tục. Giấc ngủ trẻ bị gián đoạn làm xuất hiện các cơn miên hành.  

nguyen-nhan-gay-ra-con-mien-hanh-o-tre

Nguyên nhân gây ra cơn miên hành

Ngoài ra cơ thể trẻ bị mệt mỏi cũng được coi là một tác nhân góp phần gây ra các cơn miên hành. 

Rối loạn giấc ngủ 

Cơn miên hành cũng được coi là một trong những biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Trong đó, rối loạn giấc ngủ là tình trạng trẻ không có giấc ngủ đạt tiêu chuẩn và chất lượng theo khuyến cáo của các chuyên gia. Khi đó, các chu kỳ thức – ngủ của trẻ cũng sẽ vì vậy mà bị rối loạn theo, dẫn đến tình trạng trẻ chợt tỉnh dậy và thực hiện các hoạt động một cách vô thức. 

Bị đánh thức không đúng giai đoạn 

Việc bị đánh thức không đúng thời điểm trong một chu kỳ giấc ngủ cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra chứng cơn miên hành. Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta cần biết rằng mỗi chu kỳ giấc ngủ ở trẻ chia thành 2 thành phần là giấc ngủ chậm (hay còn gọi là ngủ không động mắt) và giấc ngủ nhanh (ngủ cử động nhãn cầu).  

Trong đó, giai đoạn ngủ chậm chiếm 75 – 80% thời gian ngủ, giai đoạn ngủ nhanh là phần còn lại của giấc ngủ với tác dụng phục hồi sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ một cách nhanh chóng. Khi bị đánh thức trong giai đoạn ngủ nhanh, trẻ sẽ rất dễ bị rơi vào tình trạng căng thẳng, hay quên, thiếu minh mẫn và là nguyên nhân làm xuất hiện các cơn miên hành.

Hậu quả khôn lường của chứng cơn miên hành

Cơn miên hành nói riêng và rối loạn giấc ngủ nói chung đều có khả năng để lại rất nhiều biến chứng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ nhỏ. Một số hậu quả nặng nề có thể kể đến là: 

Gây tổn thương cho trẻ 

Trong cơn miên hành trẻ sẽ có những hành vi vô thức. Và vì vậy nên nhiều trường hợp trẻ có thể thực hiện những hành động có thể gây nguy hại cho bản thân như đi ra ngoài đường, nhảy xuống giường,… 

Chậm phát triển thể chất 

Hóc-môn tăng trưởng – loại hóc-môn giúp trẻ phát triển cả về chiều cao và cân nặng được sản sinh trong quá trình ngủ. Khi giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn bởi những cơn miên hành, hóc-môn không đủ sẽ làm trẻ chậm phát triển về thể chất hơn so với những bạn bè đồng trang lứa. 

Hệ miễn dịch suy giảm 

Tương tự như vậy, các protein bảo vệ, các kháng thể và tế bào chống nhiễm trùng cũng đều được cơ thể sản sinh trong lúc ngủ. Vì vậy những đứa trẻ có giấc ngủ bị rối loạn thường dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, ốm vặt và chậm phục hồi các tổn thương hơn. 

hau-qua-con-mien-hanh

Hậu quả cơn miên hành ở trẻ nhỏ

Chậm ăn, biếng ăn, tiêu hóa kém 

Các cơn miên hành quấy rầy khiến giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo về mặt chất lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khẩu vị của trẻ, làm giảm cảm giác ngon miệng và từ đó khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém đi. 

Gia tăng nguy cơ đột quỵ 

Các triệu chứng giật mình và choàng tỉnh khi trẻ mắc cơn miên hành chính là một trong số những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ gây ức chế hô hấp, ngừng thở và thậm chí là đột tử ở trẻ. Nguy cơ này sẽ càng gia tăng cao hơn khi các cơn miên hành ở trẻ kéo dài với tần suất dày đặc. 

Giảm khả năng nhận thức 

Trí tuệ của trẻ được phát triển trong lúc ngủ bởi đây là khoảng thời gian não nạp năng lượng và sắp xếp, lưu trữ các thông tin thu thập được. Giấc ngủ bị rối loạn đồng nghĩa với việc trẻ sẽ chậm phát triển về trí tuệ, giảm khả năng tập trung và năng lực nhận thức hơn so với những đứa trẻ có giấc ngủ tốt. 

Tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ 

Khi các cơn miên hành diễn ra càng nhiều, tinh thần trẻ sẽ càng rơi vào trạng thái bất ổn, căng thẳng và stress. Tình trạng này khiến trẻ trở nên dễ cáu gắt, bực bội, không hòa đồng, thậm chí về lâu dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tính cách của trẻ khi trưởng thành.

Cách điều trị cơn miên hành ở trẻ hiệu quả

Sau đây là lộ trình điều trị cơn miên hành cho trẻ theo khuyến cáo của các chuyên gia. Bố mẹ nên áp dụng sớm cho con để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ và sức khỏe của con. 

Vỗ về, dỗ dành là một bước điều trị cơn miên hành ở trẻ

Vỗ về, dỗ dành là một bước điều trị cơn miên hành ở trẻ

  • Bước 1: Hướng dẫn con luyện tập một số động tác thư giãn tinh thần như: hít thở sâu, thả lỏng cơ thể, đếm nhẩm theo nhịp thở,…  
  • Bước 2: Loại bỏ tối đa các yếu tố có thể làm tổn hại cho trẻ trong lúc phát cơn miên hành: cất hết các vật sắc nhọn, đóng kín cửa nhà và cửa sổ để tránh trẻ đi ra ngoài đường trong vô thức, không cho trẻ nằm giường cao,… 
  • Bước 3: Ôm ấp, vỗ về, dỗ dành trẻ. Đặt trẻ nhẹ nhàng trở lại giường ngủ sau khi trẻ đã yên giấc. 
  • Bước 4: Ghi chép lại chính xác thời gian kể từ khi trẻ bắt đầu ngủ đến khi trẻ có cơn trong vòng 7 ngày liên tiếp để nắm bắt được quy luật phát cơn của trẻ. 
  • Bước 5: Từ những đêm tiếp theo trở đi, đánh thức trẻ thức dậy trước thời điểm phát cơn miên hành đã ghi chép được 15 phút. Sau đó 5 phút hãy cho trẻ ngủ lại. 
  • Bước 6: Đưa trẻ tới gặp các bác sĩ tâm lý để tiến hành can thiệp và điều trị kịp thời nếu phát hiện trẻ có bất kỳ vấn đề tâm lý nào. 

Để quá trình điều trị cơn miên hành ở trẻ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn, bố mẹ có thể bổ sung thêm cho con những sản phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho con. 

Adomir-Siro

Siro Adomir

Adomir là Siro Ngủ ngon được điều chế hoàn toàn từ thiên nhiên với thành phần chính là cây nữ lang và tía tô đất. Sản phẩm đã được chứng minh là mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ của con, giúp con yêu ngủ ngon và sâu giấc hàng đêm. Đây là siro cải thiện giấc ngủ được nhiều bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương tin dùng. 

Tổng kết

Các yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra cơn miên hành ở trẻ bao gồm: tâm lý căng thẳng, rối loạn giấc ngủ và bị đánh thức không đúng giai đoạn giấc ngủ. Khi con gặp tình trạng cơn miên hành, bố mẹ nên cố gắng áp dụng các biện pháp điều trị sớm cho con. 

Chúc các mẹ thành công!

Đánh giá cho post